Danh mục menu
Lớp 12 - Toán học - Nâng cao Giải bài tập trắc nghiệm khách quan trang 210, 211 SGK Giải tích 12 Nâng cao

Bài 43 trang 210 SGK giải tích 12 nâng cao

Phần thực của \(z = 2i\) là

(A) 2; (B) 2i;

(C) 0; (D) 1.

Giải

Ta có \(z = 0 + 2i\) có phần thực là 0.

Chọn (C).

Bài 44 trang 210 SGK giải tích 12 nâng cao

Phần ảo của \(z = - 2i\) là:

(A) - 2; (B) - 2i;

(C) 0; (D) - 1.

Giải

Ta có \(z = - 2i= 0 - 2i\) có phần ảo là \(- 2\).

Chọn (A).

Bài 45 trang 210 SGK giải tích 12 nâng cao

Số \(z + \overline z \) là

(A) số thực; (B) số ảo;

(C) 0; (D) 2.

Giải

\(z = a + bi\) thì \(z + \overline z = a + bi + \left( {a - bi} \right) = 2a\) là số thực.

Chọn (A)

Bài 46 trang 210 SGK giải tích 12 nâng cao

Số \(z - \overline z \) là

(A) số thực; (B) số ảo

(C) 0 (D) 2i.

Giải

\(z=a+bi\) thì \(z- \overline z=a+bi-(a-bi)=2bi \) là số ảo

Chọn B

Bài 47 trang 210 SGK giải tích 12 nâng cao

Số \({1 \over {1 + i}}\) bằng

(A) \(1 + i\) ; (B) \({1 \over 2}\left( {1 - i} \right)\);

(C) \(1 – i\); (D) \(i\).

Giải

\({1 \over {1 + i}} = {{1 - i} \over {1 - {i^2}}} = {1 \over 2}\left( {1 - i} \right)\).

Chọn (B).

Bài 48 trang 210 SGK giải tích 12 nâng cao

Tập hợp các nghiệm của phương trình \(z = {z \over {z + i}}\) là:

(A) \(\left\{ {0;1 - i} \right\}\); (B) \(\left\{ 0 \right\}\);

(C) \(\left\{ {1 - i} \right\}\); (D) \(\left\{ {0;1} \right\}\).

Giải

\(z = {z \over {z + i}} \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ z\left( {z + i} \right) - z = 0 \hfill \cr z \ne - i \hfill \cr} \right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{ \matrix{ z\left( {z + i - 1} \right) = 0 \hfill \cr z \ne - 1 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ z = 0 \hfill \cr z = 1 - i \hfill \cr} \right.\)

Chọn (A).

Bài 49 trang 210 SGK giải tích 12 nâng cao

Modun của \(1 – 2i\) bằng

(A) 3; (B) \(\sqrt 5 \);

(C) 2; (D) 1.

Giải

\(z = 1 - 2i\) thì \(\left| z \right| = \sqrt {{1^2} + {{\left( { - 2} \right)}^2}} = \sqrt 5 \)

Chọn (B).

Bài 50 trang 210 SGK giải tích 12 nâng cao

Modun của \(-2iz\) bằng

(A) \( - 2\left| z \right|\); (B) \(\sqrt 2 \,z\);

(C) \(2\left| z \right|\); (D) \(2\).

Giải

\(\left| { - 2iz} \right| = \left| { - 2i} \right|.\left| z \right| = 2\left| z \right|\)

Chọn (C).

Bài 51 trang 210 SGK giải tích 12 nâng cao

Acgumen của \(-1 +i\) bằng

(A) \({{3\pi } \over 4} + k2\pi \,\left( {k \in \mathbb Z} \right)\);

(B) \( - {\pi \over 4} + k2\pi \,\left( {k \in \mathbb Z} \right)\);

(C) \({\pi \over 4} + k2\pi \,\left( {k \in\mathbb Z} \right)\);

(D) \({\pi \over 2} + k2\pi \,\left( {k \in\mathbb Z} \right)\).

Giải

\( - 1 + i = \sqrt 2 \left( { - {1 \over {\sqrt 2 }} + {1 \over {\sqrt 2 }}i} \right) \)

\(= \sqrt 2 \left( {\cos {{3\pi } \over 4} + i\sin {{3\pi } \over 4}} \right)\)

Acgumen của \(-1 + i\) bằng \({{3\pi } \over 4} + k2\pi \,\left( {k \in\mathbb Z} \right)\)

Chọn (A).

Bài 52 trang 210 SGK giải tích 12 nâng cao

Nếu acgumen của z bằng \( - {\pi \over 2} + k2\pi \) thì

(A) Phần ảo của z là số dương và phần thực của z bằng 0;

(B) Phần ảo của z là số âm và phần thực của z bằng 0;

(C) Phần thực của z là số âm và phần ảo của z bằng 0;

(D) Phần thực và phần ảo của z đều là số âm.

Giải

\(z = r\left( {\cos \left( { - {\pi \over 2}} \right) + i\sin \left( { - {\pi \over 2}} \right)} \right) \)

\(= r\left( { - i} \right) = - ri\,\,\left( {r > 0} \right)\)

Chọn (B).

Bài 53 trang 211 SGK giải tích 12 nâng cao

Nếu \(z = \cos \varphi - i\sin \varphi \) thì acgumen của z bằng:

(A) \(\varphi + k2\pi \,\left( {k \in\mathbb Z} \right)\);

(B) \( - \varphi + k2\pi \,\left( {k \in\mathbb Z} \right)\);

(C) \(\varphi + \pi + k2\pi \,\left( {k \in\mathbb Z} \right)\);

(D) \(\varphi + {\pi \over 2} + k2\pi \,\left( {k \in\mathbb Z} \right)\).

Giải

\(z = \cos \varphi - i\sin \varphi = \cos \left( { - \varphi } \right) + i\sin \left( { - \varphi } \right)\) có argumen bằng \( - \varphi + k2\pi \,\left( {k \in\mathbb Z} \right)\)

Chọn (B).

Bài 54 trang 211 SGK giải tích 12 nâng cao

Nếu \(z = - \sin \varphi - i\cos \varphi \) thì acgumen của z bằng:

(A) \( - {\pi \over 2} + \varphi + k2\pi \,\left( {k \in\mathbb Z} \right)\);

(B) \( - {\pi \over 2} - \varphi + k2\pi \,\left( {k \in\mathbb Z} \right)\);

(C) \({\pi \over 2} + \varphi + k2\pi \,\left( {k \in\mathbb Z} \right)\);

(D) \(\pi - \varphi + k2\pi \,\left( {k \in\mathbb Z} \right)\).

Giải

Ta có

\(\eqalign{ & z = - \cos \left( {{\pi \over 2} - \varphi } \right) - i\sin \left( {{\pi \over 2} - \varphi } \right)\cr& = \cos \left( {\pi + {\pi \over 2} - \varphi } \right) + i\sin \left( {\pi + {\pi \over 2} - \varphi } \right) \cr &= \cos \left( {{{3\pi } \over 2} - \varphi } \right) + i\sin \left( {{{3\pi } \over 2} - \varphi } \right) \cr} \)

Argumen của z bằng \({{3\pi } \over 2} - \varphi + k2\pi = - {\pi \over 2} - \varphi + \left( {k + 1} \right)2\pi \,\left( {k \in\mathbb Z} \right)\)

Chọn (B).

                                                                                                              congdong.edu.vn


Giáo trình
Thể loại: Lớp 12
Số bài: 120

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi -hotline@tnn.vn
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến

Giao hàng toàn quốc

Bảo mật thanh toán

Đổi trả trong 7 ngày

Tư vẫn miễn phí