Danh mục menu
Lớp 11 - SBT Toán học Giải bài 4.7, 4.8, 4.9, 4.10 trang 126 Sách bài tập Đại số và giải tích 11

Bài 4.7 trang 126 Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11

Cho dãy số

\(\left( {{u_n}} \right):\left\{ \matrix{
{u_1} = 0 \hfill \cr
{u_{n + 1}} = {{2{u_n} + 3} \over {{u_n} + 4}}{\rm{ voi }}n \ge 1 \hfill \cr} \right.\)

a) Lập dãy số \(\left( {{x_n}} \right)\) với \({x_n} = {{{u_n} - 1} \over {{u_n} + 3}}\). Chứng minh dãy số là cấp số nhân.

b) Tìm công thức tính \({x_n},{u_n}\) theo n.

Giải:

Từ giả thiết có

\({u_{n + 1}}\left( {{u_n} + 4} \right) = 2{u_n} + 3\) hay \({u_{n + 1}}.{u_n} + 4{u_{n + 1}} = 2{u_n} + 3) (1)

Lập tỉ số \({{{x_{n + 1}}} \over {{x_n}}} = {{{u_{n + 1}} - 1} \over {{u_{n + 1}} + 3}}.{{{u_n} + 3} \over {{u_n} - 1}} = {{{u_{n + 1}}{u_n} + 3{u_{n + 1}} - {u_n} - 3} \over {{u_{n + 1}}{u_n} - {u_{n + 1}} + 3{u_n} - 3}}\) (2)

Từ (1) suy ra \({u_{n + 1}}.{u_n} = 2{u_n} + 3 - 4{u_{n + 1}}\) thay vào (2) ta được

\({{{x_{n + 1}}} \over {{x_n}}} = {{2{u_n} + 3 - 4{u_{n + 1}} + 3{u_{n + 1}} - {u_n} - 3} \over {2{u_n} + 3 - 4{u_{n + 1}} - {u_{n + 1}} + 3{u_n} - 3}} = {{{u_n} - {u_{n + 1}}} \over {5\left( {{u_n} - {u_{n + 1}}} \right)}} = {1 \over 5}\)

Vậy \({x_{n + 1}} = {1 \over 5}{x_n}\) ta có cấp số nhân \(\left( {{x_n}} \right)\) với \(q = {1 \over 5}\) và \({x_1} = - {1 \over 3}\)

Ta có \({x_n} = - {1 \over 3}{\left( {{1 \over 5}} \right)^{n - 1}}\)

Từ đó tìm được \({u_n} = {{3{x_n} - 1} \over {1 - {x_n}}} = {{ - {{\left( {{1 \over 5}} \right)}^{n - 1}} - 1} \over {1 + {1 \over 3}{{\left( {{1 \over 5}} \right)}^{n - 1}}}} = {{{{\left( {{1 \over 5}} \right)}^{n - 1}} + 1} \over {{1 \over 3}{{\left( {{1 \over 5}} \right)}^{n - 1}} + 1}}\)

Bài 4.8 trang 126 Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11

Ba số khác nhau có tổng bằng 114 có thể coi là ba số hạng liên tiếp của một cấp số nhân, hoặc coi là các số hạng thứ nhất, thứ tư và thứ hai mươi lăm của một cấp số cộng. Tìm các số đó.

Giải:

HD: làm tương tự ví dụ 7/12 Bài 4.

ĐS: Ba số phải tìm là 2, 14, 98

Bài 4.9 trang 126 Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11

Cho cấp số nhân,a, b, c, d. Chứng minh rằng

a) \({a^2}{b^2}{c^2}\left( {{1 \over {{a^3}}} + {1 \over {{b^3}}} + {1 \over {{c^3}}}} \right) = {a^3} + {b^3} + {c^3}\) ;

b) \({\left( {ab + bc + cd} \right)^2} = \left( {{a^2} + {b^2} + {c^2}} \right)\left( {{b^2} + {c^2} + {d^2}} \right)\)

Giải:

a) Biến đổi vế trái

\(\eqalign{
& {a^2}{b^2}{c^2}\left( {{1 \over {{a^3}}} + {1 \over {{b^3}}} + {1 \over {{c^3}}}} \right) \cr
& = {{{b^2}{c^2}} \over a} + {{{a^2}{c^2}} \over b} + {{{a^2}{b^2}} \over c} \cr
& {\rm{ = }}{{ac{c^2}} \over a} + {{{{\left( {{b^2}} \right)}^2}} \over b} + {{{a^2}ac} \over c} \cr
& {\rm{ = }}{a^3} + {b^3} + {c^3} \cr} \)

b) HD: Áp dụng bấtđẳng thức Bu-nhi-a-cốp-xki cho các số a, b, c và b, c, d.

Bài 4.10 trang 126 Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11

Giải phương trình \(a{x^3} + b{x^2} + cx + d = 0\) biết a, b, c, d là một cấp số nhân với công bội q.

Giải:

HD: Thay các hệ số a, b, c, d lần lượt bằng \(a,aq,a{q^2},a{q^3}\) vào phương trình và biến đổi

                                                          congdong.edu.vn


Giáo trình
Thể loại: Lớp 11
Số bài: 123

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi -hotline@tnn.vn
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến

Giao hàng toàn quốc

Bảo mật thanh toán

Đổi trả trong 7 ngày

Tư vẫn miễn phí