Danh mục menu
Lớp 12 - SBT Toán học Giải bài 2.33, 2.34, 2.35 trang 125 Sách bài tập Giải tích 12

Bài 2.33 trang 125 Sách bài tập (SBT) Giải tích 12

Giải các phương trình logarit sau:

a) \(\log x + \log {x^2} = \log 9x\)

b) \(\log {x^4} + \log 4x = 2 + \log {x^3}$\)

c) \({\log _4}{\rm{[}}(x + 2)(x + 3){\rm{]}} + {\log _4}\frac{{x - 2}}{{x + 3}} = 2\)

d) \({\log _{\sqrt 3 }}(x - 2){\log _5}x = 2{\log _3}(x - 2)\)

Hướng dẫn làm bài:

a) Với điều kiện x > 0, ta có

\(\log x + 2\log x = \log 9 + \log x\)

\(\Leftrightarrow \log x = \log 3 \Leftrightarrow x = 3\)

b) Với điều kiện x > 0, ta có

\(4\log x + \log 4 + \log x = 2\log 10 + 3\log x\)

\( \Leftrightarrow \log x = \log 5 \Leftrightarrow x = 5\)

c) Ta có điều kiện của phương trình đã cho là:

\(\left\{ {\matrix{{(x + 2)(x + 3) > 0} \cr {{{x - 2} \over {x + 3}} > 0} \cr} } \right. \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{{\left[ {\matrix{{x < - 3} \cr {x > - 2} \cr} } \right.} \cr {\left[ {\matrix{{x < - 3} \cr {x > 2} \cr} } \right.} \cr} } \right. \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{x < - 3} \cr {x > 2} \cr} (1)} \right.\)

Khi đó, phương trình đã cho tương đương với:

\({\log _4}{\rm{[}}(x + 2)(x + 3)\frac{{x - 2}}{{x + 3}}{\rm{]}}\)

\(= {\log _4}16 \Leftrightarrow {x^2} - 4 = 16 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = 2\sqrt 5 }\\
{x = - 2\sqrt 5 }
\end{array}} \right.\)

Cả hai nghiệm trên đều thỏa mãn điều kiện (1).

d) Với điều kiện x > 2, ta có phương trình

\(2{\log _3}(x - 2)({\log _5}x - 1) = 0\)

\( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{{{\log }_3}(x - 2) = 0}\\
{{{\log }_5}x - 1 = 0}
\end{array} \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = 3}\\
{x = 5}
\end{array}} \right.} \right.\)

Cả hai giá trị này đều thỏa mãn điều kiện x > 2.

 

Bài 2.34 trang 125 Sách bài tập (SBT) Giải tích 12

Giải các phương trình sau bằng phương pháp đồ thị:

a) \({\log _{\frac{1}{3}}}x = 3x\)

b) \({\log _3}x = - x + 11\)

c) \({\log _4}x = \frac{4}{x}\)

d) \({16^x} = {\log _{\frac{1}{2}}}x\)

Hướng dẫn làm bài:

a) Vẽ đồ thị của hàm số \({\log _{\frac{1}{3}}}x = 3x\) và đường thẳng y = 3x trên cùng một hệ trục tọa độ (H.61), ta thấy chúng cắt nhau tại điểm có hoành độ \(x = \frac{1}{3}\)

Thử lại, ta thấy giá trị này thỏa mãn phương trình đã cho. Mặt khác, hàm số \(y = {\log _{\frac{1}{3}}}x\) luôn nghịch biến, hàm số y = 3x luôn đồng biến. Vậy \(x = \frac{1}{3}\) là nghiệm duy nhất của phương trình đã cho.

b) Vẽ đồ thị của hàm số \(y = {\log _3}x\) và đường thẳng y = - x + 11 trên cùng một hệ trục tọa độ (H.62) , ta thấy chúng cắt nhau tại điểm có hoành độ x = 9. Lập luận tương tự câu a), ta cũng có đây là nghiệm duy nhất của phương trình đã cho.

c) Vẽ đồ thị của các hàm số \(y = {\log _4}x\) và \(y = \frac{4}{x}\) trên cùng một hệ trục tọa độ (H.63), ta thấy chúng cắt nhau tại điểm có hoành độ x = 4. Ta cũng có hàm số \(y = {\log _3}x\) luôn đồng biến, hàm số \(y = \frac{4}{x}\) luôn nghịch biến trên \((0; + \infty )\) . Do đó, x = 4 là nghiệm duy nhất.

 

d) Vẽ đồ thị của các hàm số \(y = {16^x}\) và \(y = {\log _{\frac{1}{2}}}x\) trên cùng một hệ trục tọa độ (H.64), ta thấy chúng cắt nhau tại điểm có hoành độ \(x = \frac{1}{4}\) . Thử lại, ta thấy \(x = \frac{1}{4}\) thỏa mãn phương trình đã cho. Mặt khác, hàm số luôn đồng biến, hàm số luôn nghịch biến.

Vậy \(x = \frac{1}{4}\) là nghiệm duy nhất của phương trình.

 

Bài 2.35 trang 125 Sách bài tập (SBT) Giải tích 12

Giải các phương trình logarit :

a) \({\log _2}({2^x} + 1).{\log _2}({2^{x + 1}} + 2) = 2\)

b) \({x^{\log 9}} + {9^{\log x}} = 6\)

c) \({x^{3{{\log }^3}x - \frac{2}{3}\log x}} = 100\sqrt[3]{{10}}\)

d) \(1 + 2{\log _{x + 2}}5 = {\log _5}(x + 2)\)

Hướng dẫn làm bài:

a) \({\log _2}({2^x} + 1).{\log _2}{\rm{[}}2({2^x} + 1){\rm{]}} = 2\)

\( \Leftrightarrow {\log _2}({2^x} + 1).{\rm{[}}1 + {\log _2}({2^x} + 1){\rm{]}} = 2\)

Đặt \(t = {\log _2}({2^x} + 1)\) , ta có phương trình

\(t(1 + t) = 2 ⇔ {t^2} + t – 2 = 0\)

\(\eqalign{& \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{t = 1} \cr {t = - 2} \cr} } \right. \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{{{\log }_2}({2^x} + 1) = 1} \cr {{{\log }_2}({2^x} + 1) = - 2} \cr} } \right. \cr & \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{{2^x} + 1 = 2} \cr {{2^x} + 1 = {1 \over 4}} \cr} } \right. \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{{2^x} = 1} \cr {{2^x} = - {3 \over 4}(l)} \cr} } \right. \Leftrightarrow x = 0 \cr} \)

b) Với điều kiện x > 0, ta có: \(\log ({x^{\log 9}}) = \log ({9^{\log x}})\)

\(\log ({x^{\log 9}}) = \log 9.\log x\) và \(\log ({9^{\log x}}) = \log x.\log 9\)

Nên \(\log ({x^{\log 9}}) = \log ({9^{\log x}})\)

Suy ra:

\({t^4} + 14{t^2} - 32t + 17 = 0\)

\( \Leftrightarrow {(t - 1)^2}({t^2} + 2t + 17) = 0 \Leftrightarrow t = 1\) \({x^{\log 9}} = {9^{\log x}}\)

Đặt \(t = {x^{\log 9}}\) , ta được phương trình \(2t = 6 ⇔ t = 3 ⇔ {x^{\log 9}} = 3\)

\(\eqalign{
& \Leftrightarrow \log ({x^{\log 9}}) = \log 3 \cr
& \Leftrightarrow \log 9.\log x = \log 3 \cr
& \Leftrightarrow \log x = {{\log 3} \over {\log 9}} \cr
& \Leftrightarrow \log x = {1 \over 2} \cr}\)

\(\Leftrightarrow x = \sqrt {10} \) (thỏa mãn điều kiện x > 0)

c) Với điều kiện x > 0, lấy logarit thập phân hai vế của phương trình đã cho, ta được:

\((3{\log ^3}x - \frac{2}{3}\log x).\log x = \frac{7}{3}\)

Đặt \(t = \log x\) , ta được phương trình \(3{t^4} - \frac{2}{3}{t^2} - \frac{7}{3} = 0\)

\(\eqalign{
& \Leftrightarrow 9{t^4} - 2{t^2} - 7 = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
{t^2} = 1 \hfill \cr
{t^2} = - {7 \over 9}\left( {loại} \right) \hfill \cr} \right.\left[ \matrix{
t = 1 \hfill \cr
t = - 1 \hfill \cr} \right. \cr
& \Leftrightarrow \left[ \matrix{
\log x = 1 \hfill \cr
\log x = - 1 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = 10 \hfill \cr
x = {1 \over {10}} \hfill \cr} \right. \cr} \)

d) Đặt \(t = {\log _5}(x + 2)\) với điều kiện \(x + 2{\rm{ }} > 0,\,\,x + 2 \ne 1\) , ta có:

\(\eqalign{& 1 + {2 \over t} = t \Leftrightarrow {t^2} - t - 2 = 0,t \ne 0 \cr & \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{t = - 1} \cr {t = 2} \cr} } \right. \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{{{\log }_5}(x + 2) = - 1} \cr {{{\log }_5}(x + 2) = 2} \cr} } \right. \cr & \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{x + 2 = {1 \over 5}} \cr {x + 2 = 25} \cr} \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{x = - {9 \over 5}} \cr {x = 23} \cr} } \right.} \right. \cr} \)

                                                                                        congdong.edu.vn


Giáo trình
Thể loại: Lớp 12
Số bài: 104

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi -hotline@tnn.vn
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến

Giao hàng toàn quốc

Bảo mật thanh toán

Đổi trả trong 7 ngày

Tư vẫn miễn phí