Danh mục menu

LOIGIAIHAY.COM 2019 ĐÃ CẬP NHẬT BẢN MỚI VỚI LỜI GIẢI DỄ HIỂU VÀ GIẢI THÊM NHIỀU SÁCH XEM NGAY Trang chủ | Lớp 12 - SBT Toán học Giải bài 3.17, 3.18, 3.19, 3.20 trang 113 Sách bài tập Hình học 12

4.9 (101)
LOIGIAIHAY.COM 2019 ĐÃ CẬP NHẬT BẢN MỚI VỚI LỜI GIẢI DỄ HIỂU VÀ GIẢI THÊM NHIỀU SÁCH XEM NGAY Trang chủ | Lớp 12 - SBT Toán học Giải bài 3.17, 3.18, 3.19, 3.20 trang 113 Sách bài tập Hình học 12

Bài 3.17 trang 113 sách bài tập (SBT) – Hình học 12

Viết phương trình mặt phẳng \((\alpha )\) trong các trường hợp sau:

a) \((\alpha )\) đi qua điểm M(2;0; 1) và nhận \(\overrightarrow n = (1;1;1)\) làm vecto pháp tuyến;

b) \((\alpha )\) đi qua điểm A(1; 0; 0) và song song với giá của hai vecto \(\overrightarrow u = (0;1;1),\overrightarrow v = ( - 1;0;2)\);

c) \((\alpha )\) đi qua ba điểm M(1;1;1), N(4; 3; 2), P(5; 2; 1).

Hướng dẫn làm bài:

a) Phương trình \((\alpha )\) có dạng: (x – 2)+ (y) + (z – 1) = 0 hay x + y + z – 3 = 0

b) Hai vecto có giá song song với mặt phẳng \((\alpha )\) là: \(\overrightarrow u = (0;1;1)\) và \(\overrightarrow v = ( - 1;0;2)\).

Suy ra \((\alpha )\) có vecto pháp tuyến là \(\overrightarrow n = \overrightarrow u \wedge \overrightarrow v = (2; - 1;1)\)

Mặt phẳng \((\alpha )\) đi qua điểm A(1; 0; 0) và nhận \(\overrightarrow n = (2; - 1;1)\) là vecto pháp tuyến. Vậy phương trình của \((\alpha )\) là: 2(x – 1) – y +z = 0 hay 2x – y + z – 2 = 0

c) Hai vecto có giá song song hoặc nằm trên \((\alpha )\) là: \(\overrightarrow {MN} = (3;2;1)\) và \(\overrightarrow {MP} = (4;1;0)\)

Suy ra \((\alpha )\) có vecto pháp tuyến là \(\overrightarrow n = \overrightarrow {MN} \wedge \overrightarrow {MP} = ( - 1;4; - 5)\)

Vậy phương trình của \((\alpha )\) là: -1(x – 1) + 4(y – 1) – 5(z – 1) = 0

hay x – 4y + 5z – 2 = 0

 

Bài 3.18 trang 113 sách bài tập (SBT) – Hình học 12

Viết phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng AB với A(1; -2; 4), B(3; 6; 2).

Hướng dẫn làm bài

Đoạn thẳng AB có trung điểm là I(2; 2; 3)

Mặt phẳng trung trực của đoạn AB đi qua I và có vecto pháp tuyến là \(\overrightarrow n = \overrightarrow {IB} = (1;4; - 1)\) . Phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn AB là:

1(x – 2) + 4(y – 2) – 1(z – 3) = 0 hay x + 4y – z – 7 = 0.

 

Bài 3.19 trang 113 sách bài tập (SBT) – Hình học 12

Cho tứ diện có các đỉnh là A(5; 1; 3), B(1; 6; 2), C(5; 0 ; 4), D(4; 0 ; 6)

a) Hãy viết phương trình mặt phẳng (ABC).

b) Hãy viết phương trình mặt phẳng \((\alpha )\) đi qua điểm D và song song với mặt phẳng (ABC).

Hướng dẫn làm bài:

a) Ta có: \(\overrightarrow {AB} = ( - 4;5; - 1)\) và \(\overrightarrow {AC} = (0; - 1;1)\) suy ra \(\overrightarrow n = \overrightarrow {AB} \wedge \overrightarrow {AC} = (4;4;4)\)

Do đó (ABC) có vecto pháp tuyến là \(\overrightarrow n = (4;4;4)\) hoặc \(\overrightarrow n ' = (1;1;1)\)

Suy ra phương trình của (ABC) là: (x – 5) + (y – 1) + (z – 3) = 0

hay x + y + z – 9 =0

b) Mặt phẳng \((\alpha )\) đi qua điểm D và song song với mặt phẳng (ABC) nên \((\alpha )\) cũng có vecto pháp tuyến là \(\overrightarrow n ' = (1;1;1)\)

Vậy phương trình của \((\alpha )\) là: (x – 4) + (y) + (z – 6) = 0 hay x + y + z – 10 = 0.

 

Bài 3.20 trang 113 sách bài tập (SBT) – Hình học 12

Hãy viết phương trình mặt phẳng \((\alpha )\) đi qua gốc tọa độ O(0; 0; 0) và song song với mặt phẳng \((\beta )\) : x + y + 2z – 7 = 0.

Hướng dẫn làm bài

Mặt phẳng \((\alpha )\) song song với mặt phẳng \((\beta )\) : x + y + 2z – 7 = 0

Vậy phương trình của \((\alpha )\) có dạng : x + y + 2z + D = 0

\((\alpha )\) đi qua gốc tọa độ O(0; 0; 0) suy ra D = 0.

Vậy phương trình của \((\alpha )\) là x + y + 2z = 0.

                                                                        congdong.edu.vn


Giáo trình
Thể loại: Lớp 12
Số bài: 104

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi -hotline@tnn.vn
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến

Giao hàng toàn quốc

Bảo mật thanh toán

Đổi trả trong 7 ngày

Tư vẫn miễn phí