Danh mục menu
Lớp 12 - SBT Vật lí Giải bài VII.1, VII.2, VII.3, VII.4, VII.5, VII.6, VII.7, VII.8, VII.9, VII.10 trang 117, 118 Sách bài tập Vật Lí 12

Bài VII.1, VII.2, VII.3, VII.4, VII.5, VII.6 trang 117 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 12

VII.1. Chỉ ra kết luận sai.

Trong hạt nhân \({}_{92}^{235}U\) thì

A. số prôtôn bằng 92. C. số nuclôn bằng 235.

B. số nơtron bằng 235. D. số nơtron hằng 143.

VII.2. Chọn kết luận đúng.

Hạt nhân \({}_6^{12}C\)

A. mang điện tích - 6e. B. mang điện tích +12e

C. mang điện tích +6e. D. mang điện tích - 12e.

VII.3. Chỉ ra ý sai.

Hạt nhân hiđrô \({}_1^1H\)

A. có điện tích +e.

B. không có độ hụt khối.

C. có năng lượng liên kết bằng 0.

D. kém bền vững nhất.

VII.4. Trong một phản ứng hạt nhân có sự bảo toàn

A. khối lượng. B. số nuclon.

C. số nơtron. D. số prôtôn.

VII.5. Một mẫu chất phóng xạ nguyên chất ban đầu có N0 hạt nhân. Chu kì bán rã của chất này là T. Sau khoảng thời gian t= 1,5 T, kể từ thời điểm ban đầu, số hạt nhân chưa bị phân rã của mẫu chất phóng xạ này là

A. \(N_0\over{25}\) B. \(N_0\over{3}\) C. \(N_0\over{2\sqrt2}\) D. \(N_0\over{1,5}\)

VII.6. Các hạt nhân đơtêri \({}_1^2H\) ; triti \({}_1^3H\) ; heli \({}_2^4He\) có năng lượng liên kết lần

lượt là 2,22 MeV ; 8,49 MeV và 28,16 MeV. Các hạt nhân trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dán vể độ bền vững cùa hạt nhân là :

A.\({}_1^2H\) ;\({}_2^4He\); \({}_1^3H\) B. \({}_1^3H\) ;\({}_1^2H\) ;\({}_2^4He\)

C. \({}_1^2H\) ; \({}_1^3H\); \({}_2^4He\) D. \({}_2^4He\);\({}_1^3H\) ;\({}_1^2H\)

Đáp án:

VII.1VII.2VII.3VII.4VII.5VII.6
BCDBCD

 

Bài VII.7, VII.8, VII.9, VII.10 trang 118 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 12

VII.7. Có hai phản ứng hạt nhân :

\(\eqalign{
& {}_{88}^{226}Ra \to _2^4He + {}_{86}^{222}Ra \cr
& {}_{92}^{235}U + {}_0^1n \to {}_{54}^{235}Xe + {}_{38}^{95}Sr + 2{}_0^1n \cr} \)

Phản ứng nào ứng với sự phóng xạ ? Phản ứng nào ứng với sự phân hạch ?

A. Cả hai phản ứng đều ứng với sự phóng xạ.

B. Cả hai phản ứng đều ứng với sự phân hạch.

C. Phản ứng (1) ứng với sự phóng xạ, phản ứng (2) ứng với sự phân hạch.

D. Phản ứng (1) ứng với sự phân hạch ; phản ứng (2) ứng với sự phóng xạ.

VII.8. Phóng xạ và phân hạch hạt nhân

A. đều là phản ứng tổng hợp hạt nhân.

B. đều không phải là phản ứng hạt nhân.

C. . đều là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.

D. đều là phán ứng hạt nhân toả năng lượng.

VII.9. Hạt nhân nào dưới đây chắc chắn không có tính phóng xạ ?

A. \(_2^4He\) . B. \(_6^{14}C\) . C.\(_{15}^{32}P\) . D. \(_{27}^{60}Co\) .

VII.10. Hạt nhân nào dưới đây, nếu nhận thêm nơtron sẽ bị phân hạch ?

A. \(_2^3He\) . B. \(_3^7Li\) C. \(_{53}^{130}I\). D. \(_{92}^{235}U\) .

Đáp án:

VII.7VII.8VII.9VII.10
CDAD

Giáo trình
Thể loại: Lớp 12
Số bài: 93

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi -hotline@tnn.vn
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến

Giao hàng toàn quốc

Bảo mật thanh toán

Đổi trả trong 7 ngày

Tư vẫn miễn phí