Danh mục menu
Lớp 12 - SBT Vật lí Giải bài 1.12, 1.13, 1.14, 1.15 trang 5 Sách bài tập Vật Lí 12

Bài 1.12 trang 5 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 12

Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 0,05cos10\(\pi\)t (m). Hãy xác định :

a) Biên độ, chu kì và tần số'của vật.

b) Tốc độ cực đại và gia tốc cực đại của vật.

c) Pha của dao động và li độ của vật tại thời điểm t = 0,075 s.

Hướng dẫn giải chi tiết

a)

- Biên độ dao động của vật là A = 0,05m

- Chu kỳ của dao động là T = 2\(\pi\):\(\omega\) = 2\(\pi\):10\(\pi\) = 0,2s

- Tần số dao động của vật là f = 1: T= 1: 0,2= 5Hz

b) Vận tốc cực đại của vật là \({v_{\max }} = \omega A = 10\pi .0,05 = 0,5\pi \) m/s

Gia tốc cực đại của vật là \({a_{\max }} = \omega^2 A = (10\pi)^2 .0,05 = 5\pi^2 \) \(m/s^2\)

c) Pha dao động của vật ở li độ t = 0,075s là : 10\(\pi\)t = 10\(\pi\).0,075 = \({3\pi \over 4}\)

Li độ của vật là x = 0,05cos\({3\pi \over 4}\)=- 0,035m

Bài 1.13 trang 5 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 12

Một vật dao động điều hoà với biên độ A = 24 cm và chu kì T = 4 s. Tại thời điểm t = 0, vật có li độ cực đại âm (x = -A).

a) Viết phương trình dao động của vật.

b) Tính li độ, vận tốc và gia tốc của vật tại thời điểm t = 0,5 s.

c) Xác định thời điểm đầu tiên vật qua vị trí có li độ x = -12 cm và tốc độ tại thời điểm đó.

Hướng dẫn giải chi tiết

a) Viết phương trình dao động của vật

A = 24cm; T= 4s=> \(\omega\) =\({2\pi \over T} ={{\pi \over 2}}\); Tại thời điểm ban đầu vật ở biên âm nên ta có \(\varphi \) = \(\pi\)

Nên phương trình dao động của vật là : x= 24cos(\({{\pi \over 2}}t\)+\(\pi\)).

b) Tai thời điểm t = 0,5s ta có

Li độ: x = 24.cos(\({{\pi \over 2}}.0,5\)+\(\pi\)) = 24.cos\( 5\pi\over4\)=-16,9 cm \( \approx \) 17 cm

Vận tốc : v = - 24.\(\pi \over 2\)sin (\({{\pi \over 2}}.0,5\)+\(\pi\)) = - 24.\(\pi \over 2\)sin\( 5\pi\over4\)= 6\(\pi \sqrt2\) cm/s =26,64 cm/s \( \approx \) 27 cm/s

Gia tốc : a =-\(({\pi \over 2})^2\).x= -\(({\pi \over 2})^2\).(-16,9) = 41,6 cm/s2\( \approx \) 42 (cm/s2)

c) Thời điểm đầu tiên vật đi qua li độ x = -12 cm là

x = 24cos(\({{\pi \over 2}}t\)+\(\pi\)) = -12

cos(\({{\pi \over 2}}t\)+\(\pi\)) = -\(1\over2\)

(\({{\pi \over 2}}t\)+\(\pi\)) = (\({{\pi \over 3}}\)+\(\pi\))

\({{\pi \over 2}}t\)= \({{\pi \over 3}}\)

t =\(2\over3\) s \( \approx \) 0,67s

Tốc độ tại thời điểm t =\(2\over3\) s là

v = -\(\omega A\)sin(\({{\pi \over 3}}\)+\(\pi\)) = 32,6 cm/s \( \approx \) 33 cm

Bài 1.14 trang 5 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 12

Xét một cơ chế truyền và biến đổi chuyển động (H.1.1). Hãy giải thích tại sao khi bánh xe quay đều thì pit-tông dao động điều hoà

Hướng dẫn giải

Thanh ngang trùng với trục Ox. Hình chiều của quả cầu trên trục Ox trùng với đầu thanh ngang. Do đó khi quả cầu chuyển động tròn đều thì thanh ngang và pít - tông dao động điều hòa

Bài 1.15 trang 5 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 12

Chọn trục x làm gốc để tính pha (H.1.2). Chứng minh rằng dao động của điểm P trên trục x theo phương trình x = Acos\(\omega\)t và dao động của điểm Q trên trục y theo phương trình y = Asin(\(\omega t +{\pi\over2}\)) là giống hệt nhau.

Hướng dẫn giải

Theo hình H.1.2 vì cos\(\omega\) = sin(\(\omega t +{\pi\over2}\)) nên dao động của điểm P trên trục x giống dao động của điểm Q tên trục y.


Giáo trình
Thể loại: Lớp 12
Số bài: 93

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi -hotline@tnn.vn
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến

Giao hàng toàn quốc

Bảo mật thanh toán

Đổi trả trong 7 ngày

Tư vẫn miễn phí