Lớp 12 - SBT Vật lí Giải bài 10.1, 10.2, 10.3, 10.4, 10.5, 10.6, 10.7, 10.8 trang 25, 26 Sách bài tập Vật Lí 12
Bài 10.1 trang 25 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 12
Hãy chọn phát biểu đúng. Người có thể nghe được âm có tần số
A. từ 16 Hz đến 20 000 Hz. B. Từ thấp tới cao
C. dưới 16 Hz. D. Trên 20 000 Hz
Đáp án đúng A
Bài 10.2, 10.3, 10.4, 10.5, 10.6, 10.7, 10.8 trang 26 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 12
10.2. Chỉ ra phát biểu sai.
Âm LA của một cái đàn ghita và của một cái kèn có thể có cùng
A. tần số. B. cường độ.
C. mức cường độ. D. đồ thị dao động.
10.3. Hãy chọn phát biểu đúng.Cường độ âm được xác định bằng
A. áp suất tại một điểm trong môi trường mà sóng âm truyền qua.
B. biên độ dao động của các phần tử của môi trường (tại điểm mà sóng âm truyền qua).
C. năng lượng mà sóng âm chuyển trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích (đặt vuông góc với phương truyền sóng).
D. cơ năng toàn phần của một thể tích đơn vị của môi trường tại điểm mà sóng âm truyền qua.
10.4. Đơn vị của mức cường độ âm là
A. Oát. B. Đêxiben.
C. Oát trên mét vuông. D. Niutơn trên mét vuông.
10.5. Hãy chọn phát biểu đúng.
Khi cường độ âm tăng gấp 100 lần thì mức cường độ âm tăng
A. 100 dB. B. 20 dB. C. 30 dB. D. 40 dB.
10.6. Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Siêu âm có thể truyền trong chất rắn.
B. Siêu âm có tần số lớn hơn 20 KHz.
C. Siêu âm có thể truyền được trong chân không.
D. Siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản
10.7.Một sóng âm truyền trong một môi trường. Biết cường độ âm tại một điểm gấp 100 lần cường độ âm chuẩn của âm đó thì mức cường độ âm tại điểm đó là
A. 10 dB. B. 100 dB C. 20 dB. D. 50 dB.
10.8. Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là 40 dB và 80 dB. Cường độ âm tại N lớn hơn cường độ âm tại M.
A. 10 000 lần. B. 1 000 lần.
C. 40 lần. D. 2 lần.
Đáp án:
10.2 | 10.3 | 10.4 | 10.5 | 10.6 | 10.7 | 10.8 |
D | C | B | B | C | C | A |