Bài 5 trang 82 sgk hoá học 12
Cho cấu hình electron: 1s22s22p6.
Dãy nào sau đây gồm các nguyên tử và ion có cấu hình electron như trên?
A. K+, Cl, Ar.
B. Li+, Br, Ne.
C. Na+, Cl, Ar.
D. Na+, F-, Ne.
Giải
Chọn D
Bài 6 trang 82 sgk hoá học 12
Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Nguyên tử R là
A. F B. Na C. K D. Cl
Giải
Chọn B
Bài 7 trang 82 sgk hoá học 12
Hoà tan 1,44 gam một kim loại hoá trị II trong 150 ml dung dịch H2SO4 0,5M . Để trung hoà axit dư trong dung dịch thu được, phải dùng hết 30 ml dung dịch NaOH 1M. Kim loại đó là:
A. Ba B. Ca C. Mg D. Be
Giải
Gọi kim loại cần tìm là R. Các PTHH:
R + H2SO4 → RSO4 +H2 (1)
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O (2)
Số mol của H2SO4 bằng: 0,15.0,5 = 0,075 (mol);
Số mol của NaOH bằng: 0,03.1 = 0,03 (mol)
=> Số mol của H2SO4 ở (1) bằng: 0,075 - \( \frac{0,03}{2}\) = 0,06 (mol).
Từ (1) => nR = \( n_{H_{2}SO_{4}(1)}\) = 0,06; mR = \( \frac{1,44}{0,06}\) = 24 (g/mol)
Vậy R là Mg
Bài 8 trang 82 sgk hoá học 12
Hoà tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là?
A. 36,7 gam B. 35,7 gam C. 63,7 gam D. 53,7 gam.
Giải
Chọn A
Gọi công thức chung của Mg và Zn là M
M + 2HCl → MCl2 +H2
\( n_{H_{2}}\) = \( \frac{0,6}{2}\) = 0,3 (mol) => nHCl = 0,6 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mkim loại + mHCl = mmuối + \( m_{H_{2}}\)
=> mmuối = 15,4 + 0,6.36,5 - 0,6 = 36,7 (gam)
Bài 9 trang 82 sgk hoá học 12
Cho 12,8 gam kim loại A hoá trị II phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 thu được muối B. Hoà tan B vào nước để được 400 ml dung dịch C. Nhúng thanh sắt nặng 11,2 gam vào dung dịch C, sau một thời gian thấy kim loại A bám vào thanh sắt và khối lượng thanh sắt lúc này là 12,0 gam; nồng độ FeCl2 trong dung dịch là 0,25M. Xác định kim loại A và nồng độ mol của muối B trong dung dịch C.
Giải
A + Cl2 → ACl2 (1)
Fe + ACl2 → FeCl2 + A (2)
x x x (mol)
Gọi số mol của Fe phản ứng với số mol của ACl2 là x
Khối lượng thanh sắt sau phản ứng là: 11,2 - 56x + xMA = 12
=> x = \( \frac{0,8}{M_{A}-56}\)
Ta có:
\( n_{FeCl_{2}}=\frac{0,8}{M_{A}-56}\) = 0,25.0,4 = 0,1 (mol)
=> MA = 64 g/mol; Vậy kim loại A là Cu
\( n_{CuCl_{2}}\) = nCu = \( \frac{12,8}{64}\) = 0,2 (mol) => \( C_{CuCl_{2}}=\) \( \frac{0,2}{0,4}\) = 0,5M
congdong.edu.vn