Bài 1 trang 36 SGK hóa học 12
Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic có thể dùng dãy chất nào sau đây làm thuốc thử?
A. Cu(OH)2 và AgNO3/NH3;
B. Nước brom và NAOH;
C. HNO3 và AgNO3/NH3;
D. AgNO3/NH3 và NAOH.
Giải
Chọn A.
Dùng Cu(OH)2 nhận biết được anđehit axetic (không hòa tan được Cu(OH)2); dùng AgNO3/NH3; đun nhẹ nhận biết được glucozơ (tạokết tủa Ag).
Bài 2 trang 37 SGK hóa học 12
Khi đốt cháy hoàn toàn một tập hợp chất hữu cơ thu được hỗn hợp khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ mol là 1 : 1. Chất này có thể làm men rượu. Chất đó là chất nào trong các chất sau?
A. Axit axetic; B. Glucozơ;
C. Saccarozơ; D. Fructozơ.
Giải
Chọn B.
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O
nH2O : nCO2 = 1 : 1
\({C_6}{H_{12}}{O_6}\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow} \limits_{men.rượu}^{30 - 35^\circ C}} 2{C_2}{H_5}OH + 2C{O_2} \uparrow\)
Bài 3 trang 37 SGK hóa học 12
Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch riêng biệt trong mỗi nhóm chất sau:
a) Glucozơ, glixerol, anđehit axetic.
b) Glucozơ, saccrozơ, glixerol.
c) Saccarozơ, anđehit axetic và tinh bột.
Giải
a) Cách 1: Dùng dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ sau đó dùng Cu(OH)2.
Cách 2: Dùng Cu(OH)2/OH-.
b) Cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ nhận ra glucozơ. Đun nóng 2 dung dịch còn lại với dung dịch H2SO4 sau đó cho tác dụng tiếp với dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ nhận ra saccarozơ.
c) Dung dịch iot, nhận ra hồ tinh bột. Cho Cu(OH)2 vào 2 dung dịch còn lại, lắc nhẹ, saccarozơ hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
congdong.edu.vn