Danh mục menu
Lớp 11 - Hóa học - Nâng cao Giải bài 7, 8, 9 trang 257 SGK Hóa học 11 Nâng cao

Câu 7 trang 257 SGK Hóa học 11 Nâng cao

Hãy phân biệt các chất trong các nhóm sau:

a) Etanol, fomalin, axeton, axit axetic

b) Phenol, p-nitrobenzanđêhit, axit benzoic

Giải

a) Dùng quỳ tím nhận biết được axit axetic vì làm qùy tím hóa đỏ.

Dùng phản ứng tráng gương để nhận biết fomalin vì sao tạo kết tủa Ag.

5

Dùng Na nhận biết được \({C_2}{H_5}OH\) vì sủi bọt khí \({H_2}\) . Mẫu còn lại là axeton.

\(2{C_2}{H_5}OH + 2Na \to 2{C_2}{H_5}OHNa + {H_2} \uparrow \)

b) Dùng quỳ tím nhận biết được axit benzoic vì làm quỳ tím hóa đỏ.

Dùng phản ứng tráng gương nhận biết được p=nitrobenzenđehit vì tạo kết tủa Ag. Mẫu còn lại là phenol.

Câu 8 trang 257 SGK Hóa học 11 Nâng cao

Để trung hòa 40,0 ml axit axetic cần dùng 25,0 ml dung dịch NaOH 1,00M. Coi khối lượng riêng của giấm không khác khối lượng riêng của nước. Hãy tính nồng độ % của axit axetic trong mẫu giấm nói trên.

Giải

Số mol NaOH 0,025.1 = 0,025 mol

\(C{H_3} - C{\rm{OO}}H + NaOH \to C{H_3} - C{\rm{OONa + }}{{\rm{H}}_2}O\)

0,025 \( \leftarrow \) 0,025

Khối lượng \(C{H_3}{\rm{COO}}H:{m_{ct}} = 0,025.60 = 1,5g\)

Khối lượng dung dịch \(C{H_3}{\rm{COO}}H:{m_{{\rm{dd}}}} = D.V = 1.40 = 40g\)

Nồng độ phần trăm của dung dịch \(C{H_3}{\rm{COO}}H:C\% = {{1,5} \over {40}}.100\% = 3,75\% \)

Câu 9* trang 257 SGK Hóa học 11 Nâng cao

Thêm nước vào 10,0 ml axit axetic băng (axit 100%, \(D = 1,05g/c{m^3}\)) đến thể tích 1,75 lít ở \({25^o}C\) rồi dùng máy đo thì thấy pH = 2,9.

a) Tính nồng độ mol của dung dịch thu được

b) Tính độ điện li \(\alpha \) của axit axetics ở dung dịch nói trên

c) Tính gần đúng hằng số cân bằng của axit axetic ở \({25^o}C\)

Giải

a) Số mol \(C{H_3}{\rm{COO}}H:n = {{C\% .D.V} \over {100.M}} = 0,175mol\)

Nồng độ mol/l của \(C{H_3}{\rm{COO}}H\) trong dung dịch: \({C_M} = {{0,175} \over {1,75}} = 0,1M\)

b) pH = 2,9 \( \Rightarrow {\rm{[}}{H^ + }{\rm{] = 1}}{{\rm{0}}^{ - 2,9}}M\)

Trước điện li: 0,1 0 0

Điện li: \(0,1\alpha \) \( \to \) \(0,1\alpha \) \( \to \) \(0,1\alpha \)

Sau điện li: (0,1-\(0,1\alpha \)) \(0,1\alpha \) \(0,1\alpha \)

Ta có \(0,1\alpha = {10^{ - 2,9}} \Rightarrow \alpha = {10^{ - 1,9}}\)

\({K_a} = {{\left[ {C{H_3}{\rm{CO}}{{\rm{O}}^ - }} \right]\left[ {{H^ + }} \right]} \over {\left[ {C{H_3}{\rm{COO}}H} \right]}} = {{0,1\alpha .0,1\alpha } \over {0,1.(1 - \alpha )}}\)

Vì \(\alpha < < 1 \Rightarrow 0,1.(1 - \alpha ) \approx 0,1 \)

\(\Rightarrow {K_a} = 0,1{\alpha ^2} = 0,{1.10^{ - 3,8}} = {10^{ - 4,8}}\)

congdong.edu.vn


Giáo trình
Thể loại: Lớp 11
Số bài: 101

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi -hotline@tnn.vn
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến

Giao hàng toàn quốc

Bảo mật thanh toán

Đổi trả trong 7 ngày

Tư vẫn miễn phí