Danh mục menu
Lớp 11 - Hóa học - Nâng cao Giải bài 4, 5, 6 trang 260 SGK Hóa học 11 Nâng cao

Câu 4 trang 260 SGK Hóa học 11 Nâng cao

a) Hãy nêu phương pháp chung điều chế axit cacboxylic

b) Hãy nêu phương trình hóa học của phản ứng điều chế chế axit axetic trong công nghiệp đi từ metanol, từ etilen và axetilen. Hiện nay người ta sử dụng phương pháp nào là chính, vì sao ?

Giải

a) Phương pháo chung để điều chế axit caboxylic: Oxi hóa anđehit, ancol bậc một, đồng đẳng benzen, anken,…Ngoài ra để điều chế axit có thêm một nguyên tử cacbon so với ban đầu, người ta dùng dẫn xuất halogen, chuyển hợp chất này thành nitrin rồi thủy phân haowcj hợp chất cơ magie tồi cho tác dụng với \(C{O_2}\) và thủy phân.

b) Điều chế \(C{H_3}{\rm{COO}}H\) trong công nghiệp:

Phương pháp điều chế \(C{H_3}{\rm{COO}}H\) chính hiện nay là đi từ \(C{H_3}OH\) và \(CO\). Cac shoas chất này được điều chế từ \(C{H_4}\) có sẵn trong khí thiên nhiên và khí dầu mỏ.

Câu 5 trang 260 SGK Hóa học 11 Nâng cao

Vì sao axit axetic được sản xuất nhiều hơn so với các axit hữu cơ khác ?

Giải

\(C{H_3}{\rm{COO}}H\) được sản xuất nhiều hơn vì nó có nhiều tác dụng: Làm nguyên liệu để tổng hợp thuốc diệt cỏ 2,4-D, este, xenlulozơ axetat,…

Câu 6 trang 260 SGK Hóa học 11 Nâng cao

Hãy phân biệt các chất trong các nhóm sau:

a) Etyl axetat, fomalin, axit axetic và etanol.

b) Các dung dịch: axetanđehit, glixerol, axit acrylic và axit axetic.

Giải

a) Dùng quỳ tím nhận biết được \(C{H_3}{\rm{COO}}H\) vì làm quỳ tím hóa đỏ.

Dùng phản ứng tráng gương nhận biết được fomalin vì tạo kết tủa Ag

Dùng Na nhận biết được \({C_2}{H_5}OH\) vì sủi bọt khí \({H_2}\). Mẫu còn lại là etyl axetat

\(2{C_2}{H_5}OH + 2Na \to 2{C_2}{H_5}OHNa + {H_2} \uparrow \)

b) Dùng quỳ tím nhận được hai nhóm hóa chất sau: Nhóm làm quỳ tím hóa đỏ là \(C{H_2} = CHCOOH\) và \(C{H_3}{\rm{COO}}H\) (nhóm I), nhóm không làm đổi màu quỳ tím là \(C{H_3}CHO\) và \({C_3}{H_8}{O_3}\) (nhóm II)

- Nhóm I: Dùng dung dịch \(B{r_2}\) nhận biết được \(C{H_2} = CHCOOH\) vì làm mất màu dung dịch \(B{r_2}\), mẫu còn lại là \(C{H_3}{\rm{COO}}H\)

- Nhóm II: Dùng phản ứng tráng gương nhận biết được \(C{H_3}CHO\) vì tạo ra kết tủa Ag. Mẫu còn lại là \({C_3}{H_8}{O_3}\)

congdong.edu.vn


Giáo trình
Thể loại: Lớp 11
Số bài: 101

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi -hotline@tnn.vn
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến

Giao hàng toàn quốc

Bảo mật thanh toán

Đổi trả trong 7 ngày

Tư vẫn miễn phí