Lớp 12 - SBT Hóa học Giải bài 5.60, 5.61, 5.62, 5.63, 5.64, 5.65 trang 43,44 Sách bài tập Hóa học 12
Bài 5.60,5.61,5.62, 5.63, 5.64 trang 43 sách bài tập (SBT) Hóa học 12
5.60 Người ta dự định dùng một số phương pháp chống ăn mòn kim loại sau :
1.Cách li kim loại với môi trường xung quanh.
2. Dùng hợp kim chống gỉ
3. Dùng chất kìm hãm.
1. Ngâm kim loại trong H20.
2. Dùng phương pháp điện hoá.
Phương pháp đúng là
A. 1,3, 4, 5. B. 1,2, 3,4.
C. 2, 3, 4, 5. D. 1,2, 3, 5
5.61. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ăn mòn hoá học ?
A. Ăn mòn hoá học làm phát sinh dòng điện một chiều.
B. Kim loại tinh khiết sẽ không bị ăn mòn hoá học.
C. Về bản chất, ăn mòn hoã học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá.
D. Ản mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện.
5.62. Để bảo vệ tàu biển làm bằng thép (phần chìm dưới nước biển), ống thép dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt ngầm dưới đất, ngưòi ta gắn vào mặt ngoài của thép những tấm Zn. Người ta đã bảo vệ thép khỏi sự ăn mòn bằng cách nào cho dưới đây ?
A. Cách li kim loại với môi trường.
B. Dùng phương pháp điện hoá.
C. Dùng Zn là chất chống ăn mòn
D. Dùng Zn là kim loại không gỉ.
5.63. Một sợi dây phơi quần áo bằng Cu được nối với một đoạn dây Al.Trong không khí ẩm, ở chỗ nối của hai kim loại đã xảy ra hiện tượng nào sau đây ?
A. Chỗ nối hai kim loại Al - Cu trong không khí ẩm xảy ra hiên tượng ăn mòn điện hoá. Kim loại Al là cực dương, bị ăn mòn.
B. Chỗ nối 2 kim loại Al - Cu trong không khí ẩm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá. Kim loại Al là cực âm, bị ăn mòn.
C. Do kim loại Al đã tạo thành lớp oxit bảo vệ nên trong không khí ẩm không có ảnh hưởng đến độ bền của dây Al nối với Cu.
D. Không có hiện tượng hoá học nào xảy ra tại chỗ nối 2 kim loại Al - Cu trong không khí ẩm.
5.64. Để bảo vệ những vật bằng Fe khỏi bị ăn mòn, người ta tráng hoặc mạ lên những vật đó lớp Zn. Làm như vậy là để chống ăn mòn theo phương pháp nào sau đây ?
A. Bảo vệ bề mặt. B. Bảo vệ điện hoá.
C. Dùng chất kìm hãm. D. Dùng hợp kim chống gỉ.
Hướng dẫn trả lời:
5.60 | 5.61 | 5.62 | 5.63 | 5.64 |
D | D | B | B | A |
Bài 5.65 trang 44 sách bài tập (SBT) Hóa học 12
So sánh sự ăn mòn hoá học với sự ăn mòn điện hoá học.
Hướng dẫn trả lời:
Phân loại | Ăn mòn hóa học | Ăn mòn điện hóa |
Điều kiện xảy ra ăn mòn | Thường xảy ra ở những thiết bị lò đốt hoặc những thiết bị thường xuyên phải tiếp xúc với hơi nước và khí oxi | Các điện cực phải khác nhau, có thể là cặp hai kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại - phi kim hoặc cặp kim loại - hợp chất hóa học (như Fe3C). Trong đó kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn sẽ là cực âm. - Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn, các điện cực phải tiếp xúc với dung dịch chất điện li. |
Cơ chế của sự ăn mòn | Thiết bị bằng Fe tiếp xúc với hơi nước, khí oxi thường xảy ra phản ứng: 3Fe + 4H2O Fe3O4 + 4H2↑ 3Fe + 2O2 Fe3O4 | - Sự ăn mòn điện hóa một vật bằng gang (hợp kim Fe- C) (hoặc thép) trong môi trường không khí ẩm có hòa tan khí CO2, SO2, O2... sẽ tạo ra một lớp dung dịch điện li phủ bên ngoài kim loại. - Tinh thế Fe (cực âm), tinh thể C là cực dương. Ở cực dương: xảy ra phản ứng khử: 2H+ + 2e → H2 ; O2 + 2H2O + 4e → 4OH- Ở cực âm: xảy ra phản ứng oxi hóa: Fe → Fe2+ + 2e Những Fe2+ tan vào dung dịch chứa oxi → Fe3+ và cuối cùng tạo gỉ sắt có thành phần Fe2O3.nH2O |
Bản chất của sự ăn mòn | Là quá trình oxi hóa - khử, trong đó các e của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường, ăn mòn xảy ra chậm | Là sự ăn mòn kim loại do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện. Mòn điện hóa xảy ra nhanh hơn ăn mòn hóa học. |
congdong.edu.vn