I/TRỢ TỪ
Câu 1:
*Khác nhau :
- Nó ăn hai bát cơm : nói lên sự việc khách quan.
- Nó ăn những hai bát cơm : ngoài ý nghĩa khách quan, còn có ý nhấn mạnh đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là nhiều.
- Nó ăn có hai bát cơm : đánh giá nó ăn hai bát cơm là ít, không đạt mức bình thường.
Câu 2.
Như vậy các từ “ những” và “có” ở các câu trong mục 1 là dùng để đánh giá, nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
II/THÁN TỪ
Câu 1:
a. Hai từ này thường được thốt ra để gây sự chú ý của người đối thoại, hoặc biểu thị tức giận khi nhận ra điều gì đó không tốt, hoặc ngược lại biểu hiện sự vui mừng, sung sướng (tất nhiên là khác nhau về ngữ điệu).
b. Thán từ “này” có khả năng tạo thành câu như câu nói trong đoạn văn của Nam Cao. Thán từ này cũng làm thành phần phân biệt của câu như “này, vâng” trong đoạn văn của Ngô Tất Tố. Từ “vâng” ở đây là tiếng dùng để đáp lại lời người khác một cách lễ phép, trân trọng và có ý đang nghe họ nói.
Câu 2:
a .Các từ ấy có thể thành một câu độc lập :
- Này ! - Hở, cậu nói gì ?
- Mai nhớ đi học sớm nhé !
- A !
- Gì vậy !
- Một cú sút đẹp quá. …
- Trời ơi !
- Mất ví tiền rồi !
c. Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành phần một câu và thường đứng đầu câu. - Này, đi xem xiếc cũng thú vị đấy chứ. - A, ngày mai được đi tham quan. - Vâng, tôi xin nghe lời bác dặn.
III.LUYỆN TẬP
1.
a. Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này.
c. Ngay tôi cũng không biết đến việc này.
f. Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.
2.
a. Lấy : Biểu thị ý nhấn mạnh mức tối thiểu, không yêu cầu hơn.
b. Nguyên : chỉ có thế, không có gì thêm hoặc khác.
Đến : Biểu thị ý nhấn mạnh mức độ cao của tính chất sự việc.
3.
a. Này, à.
b. Ấy.
c. Vâng.
d. Chao ôi.
e. Hỡi ơi….
4.
a. Kìa chúng bay đâu… kìa là lời gọi, thúc giục.
- Ha ha ! Cơm nguội… Ha ha là lời reo vui mừng vì đạt được ý muốn.
- Ái ái ! Lạy các cậu… Ái ái là tiếng kêu rên vì sợ và đau.
b. Than ôi ! Thời oanh liệt… là lời than nuối tiếc quá khứ.
5. - Đời ! Ôi chao đời !
- Ôi ! Bữa cơm hôm nay ngon tuyệt.
- Ối ai ơi của nặng hơn người.
- Ô hay ! Tôi cứ tưởng anh nói đùa !
- Ái chà ! Dân công chạy khỏe nhỉ.
- Trời ơi! Cái áo của tôi!
6. Câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng” khuyên ta cách dùng thán từ gọi đáp biểu hiện sự lễ phép lịch sự.