Danh mục menu
Câu ghép (tiếp)

I. QUAN HỆ Ý NGHĨA GIỮA CÁC VẾ CÂU GHÉP

1.        

  Đoạn văn "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt – Phạm Văn Đồng" ta thấy:

- Quan hệ giữa các vế trong câu ghép : quan hệ nhân quả.

- Vế một là kết quả các vế sau là nguyên nhân.

- Từ nối "bởi vì", vế một : ý kết quả, vế hai : ý nguyên nhân.

 2.

 - Quan hệ nguyên nhân

 - Quan hệ tăng tiến

 - Quan hệ lựa chọn

 - Quan hệ giải thích

II. LUYỆN TẬP

1.

 a) Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ nhất với vế thứ hai là quan hệ nguyên nhân (vế thứ nhất chỉ kết quả, vế thứ hai có từ V/ chỉ nguyên nhân). Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ hai và vế thứ ba là quan hệ giải thích (vế thứ ba sau dấu hai chấm giải thích cho những điều nêu ở vế thứ hai).

b) Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ nhất với vế thứ hai là quan hệ điều kiện (vế có từ nếu chỉ điều kiện, vế không có từ nếu chỉ kết quả)

c) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế là quan hệ tăng tiến (qua các quan hệ từ chẳng những... mà...).

d) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế là quan hệ tương phản (vế có từ tuy tương phán ý nghĩa với vế sau).

e) Đoạn trích có hai câu ghép. Câu ghép thứ nhất, các vế câu có quan hệ nối tiếp. Cùu ghép thứ hai, các vế câu có quan hệ nguyên nhân (vế có từ yếu hơn chỉ nguyên nhân, vế sau chi kết quả)

2.

a) Đoạn văn trong Biển đẹp của Vũ Tú Nam gốm có năm câu. Bốn câu sau đều là câu ghép. Đoạn văn cùa Thi Sảnh có ba câu, chỉ có câu thứ hai và câu thứ ba là câu ghép.

b) Ở đoạn văn của Vũ Tú Nam, quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong các câu ghép đều là quan hệ điều kiện (vế đầu chỉ điều kiện, vế sau chi kết quả). Ở đoạn văn của Thi Sánh, quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong hai câu ghép là quan hệ nguyên nhân (vế đầu chỉ nguyên nhân, vế sau chỉ kết quả).                     

c) Không nên tách mỗi vế câu trong những câu ghép ở trên thành những câu đơn, bởi vì mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong các câu này rất chật chẽ.

3.

Hai câu cuối của đoạn văn trên là hai câu ghép rất dài. Xét về mặt lập luận, mỗi câu ghép trình bày một việc mà lão Hạc nhờ ỏng giáo. Nếu tách mỗi vế câu trong từng câu ghép này thành một câu đơn thì sẽ không bảo đàm được tính mạch lạc của lập luận. Xét về giá trị biểu hiện, tác giả cố ý viết câu dài để diễn tả đúng cái sự kể lể “dài dòng” của lão Hạc.

4.

 a) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ điều kiện. Nếu tách mỗi vế câu này thành một câu đơn thì sẽ phá vỡ mối quan hệ ý nghĩa nêu trên.

 b) Nếu tách các vế trong câu thứ nhất và thứ ba thành những câu đơn thì hàng loạt các câu đơn đặt cạnh nhau như vậy khiến chúng ta hình dung nhân vật (chị Dậu) nói nhát gừng hoặc nghẹn ngào, không gợi được cách nói kể lể, van vỉ thiết tha của nhân vật như cách viết của tác giả.


Giáo trình
Thể loại: Lớp 8
Số bài: 92

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi -hotline@tnn.vn
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến

Giao hàng toàn quốc

Bảo mật thanh toán

Đổi trả trong 7 ngày

Tư vẫn miễn phí