II. Luyện tập
Câu 1:
- "Từ xưa các bậc … không có ?"
=> Hỏi để khẳng định. Câu này nhằm khẳng định đời xưa lúc nào cũng có những bậc trung thần nghĩa sĩ vì nước.
- "Lúc bấy giờ … muốn vui vẻ … không ?"
=> Hỏi để phủ định. Sau khi chỉ ra những thú ăn chơi hưởng lạc mà quên việc nước của các tướng sĩ và sự mất mát quyền lợi nếu ta thua, tác giả hỏi để phủ định, bác bỏ cảm xúc vui vẻ lúc đó. Vì vậy, câu hỏi có giá trị đánh thức tinh thần diệt giặc còn bị ngủ quên trong các tướng sĩ.
- "Lúc bấy giờ … không muốn vui vẻ… không ?"
=> Hỏi để khẳng định. Ông chỉ ra những việc đúng nên làm và viễn cảnh được cả chung lẫn riêng nếu ta chiến đấu thắng lợi. Lúc đó không muốn vui cũng không thể được, đấy là điều chắc chắn cần phải khẳng định.
- "Vì sao vậy ?"
=> Hỏi để giải thích. Sau câu hỏi này là câu trả lời vì sao phải chuyên tâm vào tập sách "Binh thư yếu lược", phải nghe lời răn của tác giả.
- Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên … trời đất nữa?
=> Khẳng định sự nhục nhã đớn hèn, xấu xa của những kẻ không biết rửa nhục, không biết đớn hèn, không lo luyện tập.
Câu 2:
a. Những câu trần thuật có mục đích cầu khiến :
+ Trong câu a.
+ Câu 2 trong đoạn b.
b. Tác dụng của hình thức diễn đạt đó trong việc động viên quần chúng : những lời đó không có tính hô hào mà tạo được sự giản dị, gần gũi những lời tâm sự, dễ đi vào lòng người. Từ đó, hiệu quả khích lệ động viên quần chúng sẽ được nâng cao.
Câu 3:
- Các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn là:
+ Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
+ Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh., phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…
+ Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
- Các câu trên thể hiện khá rõ tính cách của các nhân vật: Dế Choắt yếu đuối khiêm nhường, nhã nhặn; Dế Mèn huyênh hoang, trịch thượng.
Câu 4: Trong các câu hỏi đường dưới đây, nên dùng những cách : a, b, e.
Câu 5: Trong những hành động đó, người nghe nên chọn hành động : c.