I/NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ
Câu 1:
Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối
Và : Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Thực chất là sự phóng đại mức độ, tính chất nội dung của các câu này.
Câu 2:
Trong ngôn ngữ nói và viết, có lúc người ta diễn tả một cách cường điệu sự vật quá mức bình thường để nhấn mạnh. Những cách diễn đạt như vậy gọi là nói quá nhưng không phải là nói sai nên người nghe vẫn hiểu ý đó là nhấn mạnh, làm đậm nét hơn ý muốn nói.
II.LUYỆN TẬP
Câu 1:
a. "Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"
Ý nghĩa: Lao động đã mang lại cho con người cuộc sống no ấm.
b. "… em có thể đi lên đến tận trời được": không ngại khó khăn, gian khổ.
c. " … cụ bá thét ra lửa": Ý muốn nói quá về lời nói của con người có quyền hành, mỗi lời nói ra là người khác phải nghe theo.
Câu 2:
a. Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi thế này, đến cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.
b. Nhìn thấy tội ác của giặc ai ai cũng bầm gan tím ruột.
c. Cô Nam tính tình xởi lợi ruột để ngoài da.
d. nở từng khúc ruột
e. vắt chân lên cổ
Câu 3:
- Kiều có vẻ đẹp nghiên nước nghiêng thành.
- Việc xây dựng các nhà máy thủy điện, có khác gì chúng ta dời non lấp biển.
- Đoàn kết là sức mạnh lấp biển vá trời để kiến tạo một cuộc sống tự do.
- Bộ đội ta mình đồng da sắt.
- Bài toán này tớ nghĩ đã nát óc mà chưa giải được.
Câu 4:
- Kêu như trời đánh
- Dữ như cọp.
- Nhìn như muốn nuốt chửng người ta.
- Khỏe như voi.
- Ăn như lợn.
Câu 5:
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận, tan tác chim muông.
Câu 6:
Nói quá và nói khoác cùng là nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được nói đến.
Nói quá mục đích nhấn mạnh, khẳng định, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Còn mục đích của nói khoác là làm cho người nghe tin vào những điều không có thực, hoặc để phô trương, khoe khoang.