Danh mục menu
Lớp 11 - Hóa học Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 45 Sách giáo khoa Hóa học 11

Bài 1 trang 45 sgk hóa học 11

Viết công thức electron, công thức cấu tạo của axit nitric. Cho biết nguyên tố nitơ có hóa trị và số oxi hóa bao nhiêu ?

Bài giải:

công thức electron của axit nitric

Công thức cấu tạo phân tử

 

Trong HNO3, nitơ có số oxi hóa +5 và hóa trị là 4

Bài 2 trang 45 sgk hóa học 11

Lập các phương trình hóa học:

a) Ag + HNO3 (đặc) → NO2 + ? + ?

b) Ag + HNO3 (loãng) → NO + ? + ?

c) Al + HNO3 → N2O + ? + ?

d) Zn + HNO3 → NH4NO3 + ? + ?

e) FeO + HNO3 → NO + Fe(NO3)3 + ?

g) Fe3O4 + HNO3 → NO + Fe(NO3)3 + ?

Bài giải:

Trước hết, căn cứ vào tính chất, điền công thức các chất còn thiếu ở chỗ có dấu (?). Sau đó, cân bằng pthh theo phương pháp thăng bằng electron, ta được kết quả sau:

a) Ag + 2HNO3 (đặc) → NO2 + AgNO3 + H2O

b) 3Ag + 4HNO3 (loãng) → NO + 3AgNO3 + 2H2O

c) 8Al + 30HNO3 → 3N2O + 8Al(NO3)3 + 15H2O

d) 4Zn + 10HNO3 → NH4NO3 + 4Zn(NO3)2 + 3H2O

e) 3FeO + 10HNO3 → NO + 3Fe(NO3)3 + 5H2O

g) 3Fe3O4 + 28HNO3 → NO + 9Fe(NO3)3 + 14H2O

Bài 3 trang 45 sgk hóa học 11

Hãy chỉ ra những tính chất hóa học chung và khác biệt giữa axit nitric và axit sunfuric. Viết các phương trình hóa học để minh họa.

Bài giải:

Có thể lập bảng so sánh:

 

HNO3

H2SO4

Tính axit (mạnh, trung bình, yếu)

 

 

Tính oxi hóa

  1. Tác dụng với kim loại
  2. Tác dụng với phi kim
  3. Tác dụng với hợp chất

 

 

Chú ý: Viết các pthh để minh họa.

Bài 4 trang 45 sgk hóa học 11

a) Trong phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân sắt (III) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu ?

A. 5 B. 7 C. 9 D. 21

b) Trong phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân thủy ngân (II) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu ?

A. 5 B. 7 C. 9 D. 21

Bài giải:

a) Chọn D. 21

4Fe(NO3)3 2Fe2O3 + 12NO2 + 3O2

b) Chọn A. 5

Hg(NO3)3 Hg + 2NO2 + O2

Bài 5 trang 45 sgk hóa học 11

Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau đây:

NO2 HNO3 Cu(NO3)2 Cu(OH)2 Cu(NO3)2 CuO Cu CuCl2

Bài giải:

Trước hết, xác định chất tác dụng:

(1): H2O, O2;

(2): CuO (hoặc Cu, Cu(OH)2…);

(3): NaOH hoặc dung dịch kiềm khác;

(4): HNO3; (5): Nhiệt độ; (6): H2, t0 hoặc C, CO; (7): khí clo, t0 hoặc dung dịch muối của kim loại hoạt động kém hơn Cu, hoặc HCl và O2.

Sau đó, lập pthh tương ứng.

Bài 6 trang 45 sgk hóa học 11

Khi hòa tan 30,0 g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong 1,50 lít dung dịch axit nitric 1,00 M (loãng) thấy thoát ra 6,72 lít nitơ monoaxit (đktc). Xác định hàm lượng phần trăm của đồng (II) oxit trong hỗn hợp, nồng độ mol của đồng (II) nitrat và axit nitric trong dung dịch sau phản ứng, biết rằng thể tích dung dịch không thay đổi.

Bài giải:

nNO = \({{6,72} \over {22,4}}\) = 0,300 (mol)

\({n_{HN{O_3}}}\) = 1,00 x 1,5 = 1,5 (mol)

pthh: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (1)

Theo (1) ta tính được nCu = 0,45 mol => mCu = 28,8 gam

\({n_{HN{O_3}}}\) = 1,2 mol

\({n_{Cu{{\left( {N{O_3}} \right)}_2}}}\) = 0,45 mol

mCuO = 30 gam – 28,8 gam = 1,2 gam => nCuO = 0,015 mol

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O (2)

Theo (2) ta tính được \({n_{HN{O_3}}}\) là 0,030 mol, \({n_{Cu{{\left( {N{O_3}} \right)}_2}}}\) là 0,015 mol

Phần tram khối lượng CuO: % mCuO = \({{1,2} \over {30}}\) . 100% = 4,0 %

Từ (1) và (2) ta tính được số mol HNO3 dư là 0,27 mol.

Nồng độ mol HNO3 sau phản ứng: 0,18 M

Nồng độ mol của Cu(NO3)2: 0,31 M

Bài 7 trang 45 sgk hóa học 11

Để điều chế 5,000 tấn axit nitric nồng độ 60,0 % cần dùng bao nhiêu tấn amoniac ? Biết rằng sự hao hụt amoniac trong quá trình sản xuẩ là 3,8 %.

Bài giải:

Tính khối lượng HNO3 nguyên chất: 3,00 tấn.

Pthh: 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O (1)

2NO + O2 → 2NO2 (2)

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 (3)

Từ các phương trình trên ta có sơ đồ hợp thức: NH3 → HNO3 (4)

Theo (4), ta tính được khối lượng NH3 (bao hụt 3,8 %):

x = 0,841 (tấn).

congdong.edu.vn


Giáo trình
Thể loại: Lớp 11
Số bài: 46

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi -hotline@tnn.vn
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến

Giao hàng toàn quốc

Bảo mật thanh toán

Đổi trả trong 7 ngày

Tư vẫn miễn phí