Danh mục menu
Lớp 11 - SBT Vật lí Giải bài 26.8, 26.9, 26.10 trang 68, 69 Sách bài tập Vật Lí 11

Bài 26.8 trang 68 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Ba môi trường trong suốt (1), (2), (3) có thể đặt tiếp giáp nhau. Với cùng góc tới i = 60° ; nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (2) thì góc khúc xạ là 45°; nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (3) thì góc khúc xạ là 30°. Hỏi nếu ánh sáng truyền từ (2) vào (3) vẫn với góc tới i thì góc khúc xạ là bao nhiêu ?

Trả lời:

Theo đề ra: n1sin600 = n2sin450 = n3sin300

Ta phải tìm r3 nghiệm đúng phương trình: n2sin600 = n3sinr3

\(\eqalign{
& \Rightarrow {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{r}}_3} = {{{n_2}} \over {{n_3}}}\sin {60^0} = {{\sin {{30}^0}} \over {\sin {{45}^0}}}.\sin {60^0} \cr
& \Rightarrow {r_3} \approx {38^0} \cr} \)

 

Bài 26.9 trang 69 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Một cái máng nước sâu 30 cm, rộng 40 cm có hai thành bên thẳng đứng. Đúng lúc máng cạn nước thì có bóng râm của thành A kéo dài tới đúng chân thành B đối diện (Hình 26.2). Người ta đổ nước vào máng đến một độ cao h thì bóng của thành A ngắn bớt đi 7 cm so với trước. Biết chiết suất của nước là n = 4/3. Hãy tính h và vẽ tia sáng giới hạn bóng râm của thành máng khi có nước.

 

Trả lời:

CC’ = 7cm

--> HC – HC’ = h(tani – tanr) = 7cm (Hình 26.1G).

\(\eqalign{
& \tan i = {4 \over 3};{\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{anr}} = {{{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}} \over {{\rm{cosr}}}};{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} = {{\sin i} \over n} = {3 \over 5} \cr
& {\rm{cosr = }}\sqrt {1 - {{\sin }^2}r} = {4 \over 5};{\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{anr}} = {3 \over 4} \cr} \)

Do đó:

\(h\left( {{4 \over 3} - {3 \over 4}} \right) = 7cm \Rightarrow h = 12cm\)

 

Bài 26.10 trang 69 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Một dải sáng đơn sắc song song chiếu tới mặt chất lỏng với góc tới i. Chất lỏng có chiết suất n. Dải sáng nằm trong một mặt phẳng vuông góc với mặt chất lỏng. Bề rộng của dải sáng trong không khí là d.

Lập biểu thức bề rộng đ của dải sáng trong chất lỏng theo n, i, d.

Trả lời:

Ta có (HÌnh 26.2G):

d = IJcosi; d’ = Ijcosr

Suy ra: \(d' = {{{\rm{cosr}}} \over {{\rm{cosi}}}}d\)

Nhưng:

\({\mathop{\rm cosr}\nolimits} = \sqrt {1 - {{\sin }^2}r} = \sqrt {1 - {{{{\sin }^2}i} \over {n{}^2}}} = {{\sqrt {{n^2} - {{\sin }^2}i} } \over {n\cos i}}d\)

Do đó:

\({\rm{d}}' = {{\sqrt {{n^2} - {{\sin }^2}i} } \over {n\cos i}}d\)

congdong.edu.vn


Giáo trình
Thể loại: Lớp 11
Số bài: 112

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi -hotline@tnn.vn
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến

Giao hàng toàn quốc

Bảo mật thanh toán

Đổi trả trong 7 ngày

Tư vẫn miễn phí