Bài 1 trang 142 sgk Vật lý lớp 12
Căn cứ vào đâu mà khẳng định được rằng tia hồng ngoại và tia tử ngoại có cùng bản chất với ánh sáng thông thường ?
Hướng dẫn giải:
Căn cứ vào đặc điểm: Cả ba loại tia đều đo cùng một nguồn phát ra và được phát hiện cùng một dụng cụ.
Bài 2 trang 142 sgk Vật lý lớp 12
Dựa vào thí nghiệm ở hình 27.1 có thể kết luận gì về bước sóng của tia hồng ngoại và tia tử ngoại?
Hướng dẫn gải:
Ta biết rằng bước sóng của ánh sáng trên quang phổ bảy màu giảm dần từ màu đỏ đến màu tím.
Tia hồng ngoại bị lăng kính làm lệch ít hơn tia màu đỏ, vậy phải có bước sóng lớn hơn bước sóng ánh sáng đỏ. Còn tia tử ngoại bị lệch nhiều hơn các tia tím, nên phải có bước sóng nhỏ hơn ánh sáng tím.
Bài 3 trang 142 sgk Vật lý lớp 12
Một cái phích tốt, chứa đầy nước sôi, có phải là một nguồn hồng ngoại không? Một cái ấm trà thì sao?
Hướng dẫn giải:
Cái phích tôt phải có cái vỏ cách nhiệt tốt, nên tuy nước trong phích có nhiệt độ gần 100oC, vỏ vẫn chỉ ở nhiệt độ bằng nhiệt độ phòng. Do đó, phích không thể phát tia hồng ngoại vào không khí trong phòng. Ấm nước nóng thì đúng là một tia hồng ngoại.
Bài 4 trang 142 sgk Vật lý lớp 12
Dây tóc bóng đèn điện thường có nhiệt độ chừng 2 200oC. Tại sao ngồi trong buồng chiếu sáng bằng đèn dây tóc, ta hoàn toàn không bị nguy hiểm vì tác dụng của tia tử ngoại?
Hướng dẫn giải:
Bóng đèn bằng thủy tinh hấp thụ mạnh tia tử và đèn thường treo cao, nên tia tử ngoại của đèn không gây nguy hiểm cho ta.
Bài 5 trang 142 sgk Vật lý lớp 12
Ánh sáng đèn hơi thủy ngân để chiếu sáng các đường phố có tác dụng diệt khuẩn không? Tại sao?
Hướng dẫn giải:
Không, vì đèn được đặt trong vỏ thủy tinh, rồi lại đặt trong vỏ nhựa nên tia tử ngoại hầu như bị vỏ đèn hấp thụ hết, và đèn không còn tác dụng diệt khuẩn.
congdong.edu.vn