Danh mục menu
Lớp 11 - Vật lí - Nâng cao Giải bài C1, C2, C3, C4, C5, C6, 1, 2, 3 trang 107, 108, 109, 111, 112 SGK Vật lí 11 Nâng cao

Câu C1 trang 107 SGK Vật Lí 11 Nâng cao

Khảo sát chỉ tiết cho thấy đặc tuyến vôn - ampe trên Hình 22.3 (SGK) có dạng đoạn thẳng ở gần gốc tọa độ (tức là với các trị số U rất nhỏ). Từ đó có thể rút ra kết luận gì?

Giải

Từ đặc tuyến vôn - ampe (Hình 22.3) có dạng đoạn thẳng ở phần gốc tọa độ (với các trị số U rất nhỏ), ta kết luận là dòng điện trong chất khí lúc này tuân theo định luật Ôm.

 

Câu C2 trang 107 SGK Vật Lí 11 Nâng cao

Giải thích rõ hơn "tại sao khi Ub \(\le\) U < Uc, cường độ dòng điện giữ nguyên giá trị bằng Ibh

Giải

Khi Ub \(\le \) U < Uc thì toàn bộ các êlectron phát xạ nhiệt đã chuyển động đến anôt (với công suất phát xạ nhiệt xác định). Do đó dù có tăng U lên đi nữa thì cũng không thể tăng số lượng electron đến anôt, nên Ibh có giá trị xác định.

 

Câu C3 trang 108 SGK Vật Lí 11 Nâng cao

Tại lúc có sét mặt đất lại tích điện để có thể xảy ra sự phóng điện giữa đám mấy tích điện và mặt đất?

Giải

Theo nghiên cứu, đám mây dông được tích điện là do các điện tích bị phân tách ra khi các hạt nước và hạt băng trong đám mây dông cọ xát vào nhau và do đối lưu mà các điện tích dương dồn về đỉnh đám mây, phần chân đám mây tích điện âm. Giữa phần chân đám mây và mặt đất (có tích điện do hưởng ứng) được xem như một tụ điện không khí khổng lồ, khi điện trường giữa hai bản tụ đú lớn thì điện môi bị đánh thủng thì có tia sét phóng qua.

 

Câu C4 trang 108 SGK Vật Lí 11 Nâng cao

Giải thích rõ hơn tác dụng của cột chống sét.

Giải

Cột chống sét do nhà vật lí người Mỹ, ông Fran-klin phát minh. Cột chống sét có hình dạng là một trụ sắt có đỉnh nhọn gắn trên nóc các toà nhà cao, một dây dẫn nối cột chống sét xuống mặt đất và được chôn sâu dưới lòng đất. Khi có sét phóng qua, cột chống sét hấp thu các điện tích và có dòng điện sét chạy qua chui vào lòng đất, do đó tia sét không gây sự cố nguy hiểm cho các công trình.

 

Câu C5 trang 109 SGK Vật Lí 11 Nâng cao

Theo bạn, muốn tạo ra hồ quang điện tại sao ban đầu cần phải cho hai đầu thanh than chạm nhau?

Giải

Muốn tạo ra hồ quang điện, lúc đầu người ta cho hai thanh than chạm vào nhau, dòng điện qua hai thanh than gặp chỗ tiếp xúc giữa hai đầu thanh than có điện trở rất lớn nên toả nhiệt nhiều ở chỗ này gây ra sự phát xạ nhiệt điện tử từ cực catôt, sau đó tách 2 đầu thanh than ra xa, sự phát xạ nhiệt điện tử được duy trì, các êlectron chuyển động đến bắn phá cực anôt gây sự toả nhiệt ngày càng cao nâng nhiệt độ giữa hai điện cực rất lớn, có thể lên đến vài ngàn độ C.

 

Câu C6 trang 111 SGK Vật Lí 11 Nâng cao

Nếu áp suất của khí trong ống bằng áp suất khí quyển thì có dòng điện chạy qua ống không? Tại sao?

Giải

Nếu áp suất của khí trong ống bằng áp suất khí quyển thì trong ống không hình thành được miền tối catôt và cột sáng anôt. Các tác nhân ion hoá tự nhiên (Tia vũ trụ, tia tử ngoại…) không tạo ra đủ các êlectron mồi, các hạt mang điện vừa tạo thành do va chạm nhiều với các phân tử khí khác nên bị mất năng lượng cực nhanh, do đó không thể có dòng điện chạy qua ống phóng điện.

 

Bài 1 trang 111 SGK Vật Lí 11 Nâng cao

Chọn câu đúng.

A. Dòng diện trong chất khí là dòng các ion.

B. Dòng điện trong chất khí tuân theo định luật Ôm.

C. Dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, êlectron ngược chiều điện trường.

D. Cường độ dòng điện trong chất khí ở áp suất bình thường tăng lên khi hiệu điện thế tăng.

Giải

C là câu đúng.

 

Bài 2 trang 112 SGK Vật Lí 11 Nâng cao

Bản chất dòng điện trong kim loại khác với bản chất dòng điện trong chân không và trong chất khí như thế nào?

A. Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hưởng của các êlectron. Còn dòng điện trong chân không và trong chất khí đều là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương và ion âm.

B. Dòng điện trong kim loại và trong chân không đều là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron. Còn dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron, của các ion dương và ion âm.

C. Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron. Dòng điện trong chân không là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương và ion âm. Còn dòng diện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron, của các ion dương và ion âm.

D. Dòng điện trong kim loại cũng như trong chân không và trong chất khí đều là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron.

Giải

B là phương án đúng.

 

Bài 3 trang 112 SGK Vật Lí 11 Nâng cao

Chọn phương án đúng.

Dòng dịch chuyển có hướng của các ion là bản chất của dòng điện trong môi trường:

A. Kim loại. B. Chất điện phân.

C.Chất khí. D. Chân không.

Giải

B là đáp án đúng.

Vật

chất

Kim loại

Chất điện phân

Chất khí

Chân không

Bản

chất

dòng

điện

dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do

Dòng chuyển dời có hướng của các ion âm và ion dương

Dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, ion âm và các êlectron

Dòng chuyển dời có hướng của các êlectron phát xạ nhiệt từ Catôt bị nung nóng.

congdong.edu.vn 


Giáo trình
Thể loại: Lớp 11
Số bài: 43

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi -hotline@tnn.vn
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến

Giao hàng toàn quốc

Bảo mật thanh toán

Đổi trả trong 7 ngày

Tư vẫn miễn phí