Danh mục menu
Lớp 11 - Sinh học - Nâng cao Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 27 SGK Sinh học 11 Nâng cao

Câu 1 trang 27 SGK Sinh học 11 Nâng cao

Hãy trình bày ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm đến quá trình hấp thụ các chất khoáng và nitơ.

Trả lời:

Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình trao đổi chất khoáng và nitơ:

* Ánh sáng: Ánh sáng có ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ khoáng và nitơ trên cơ sở ánh sáng liên quan chặt chẽ với quá trình quang hợp, quá trình trao đổi nước của cây.

* Nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ ở một giới hạn nhất định đã làm tăng sự hấp thụ các chất khoáng và nitơ. Nguyên nhân chính là do nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp của hệ rễ.

* Độ ẩm đất: Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ với quá trình trao đổi chất khoáng và nitơ. Hàm lượng nước tự do trong đất nhiều sẽ giúp cho việc hòa tan nhiều các ion khoáng và các ion này dễ dàng được hấp thụ theo dòng nước. Độ ẩm đất cao sẽ giúp cho hệ rễ sinh trưởng tốt và tăng diện tiếp xúc của rễ với các phần tử keo đất và quá trình hút bám trao đổi các chất khoáng và nitơ giữa rễ và đất được tăng cường.

* Độ pH của đất: Độ pH của đất ảnh hưởng đến sự hòa tan các chất khoáng trong đất và do đó ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất khoáng của rễ. Nói chung pH của đất khoảng 6 - 6,5 là phù hợp cho việc hấp thụ tốt phần lớn các chất khoáng.

* Độ thoáng khí: có sự trao đổi giữa C02 sinh ra do hô hấp rễ với các ion khoáng bám trên bề mặt keo đất. Nồng độ C02 cao thì sự trao đổi này tốt. Nồng độ 02 trong đất cao giúp cho hệ rễ hô hấp mạnh và do đó tạo được áp suất thấm thấu cao để nhận nước và các chất dinh dưỡng từ đất.

Câu 2 trang 27 SGK Sinh học 11 Nâng cao

Giải thích tại sao: Đất chua lại nghèo dinh dưỡng?

Trả lời:

Đất chua là đất có pH axit.

Đất có pH axit thường ít các nguvên tố dinh dưỡng vì các nguyên tố này bị các ion hiđrô (H+) thay thế trên bề mặt keo đất và khi ở dạng tự do thì dễ bị rửa trôi. Vì vậy người ta nói: đất chua thì nghèo dinh dưỡng.

Câu 3 trang 27 SGK Sinh học 11 Nâng cao

Vì sao khi trồng cây người ta phải thường xuyên xới đất ở gốc cây cho tơi xốp?

Trả lời:

Cần phải thường xuyên xới đất ở gốc cây trồng là để đất thoáng khí. Trong hô hấp của rễ có sinh ra C02. C02 này có sự trao đối với các ion khoáng bám trên bề mặt keo đất. Khi có nồng độ C02 cao thì sự trao đổi này diễn ra mạnh hơn.

Mặt khác, nồng độ 02 trong đất cao giúp cho hệ rễ -hô hấp mạnh hơn nên tạo ra áp suất thẩm thấu cao đế nhận nước và các chất dinh dưỡng từ đất.

Câu 4 trang 27 SGK Sinh học 11 Nâng cao

Hãy cho một ví dụ về cách tính lượng phân bón cho một thu hoạch định trước?

Trả lời:

Ví dụ về cách tính phân bón cho một thu hoạch định trước:

Tính lượng phân bón nitơ cần thiết để có một thu hoạch 150 tạ chất khô/ha. Biết rằng, nhu cầu dinh dưỡng của lúa là: 1,4 kg nitơ/ tạ chất khô, lượng chất dinh dưỡng còn lại trong đất bằng 0, hệ số sử dụng phân nitơ là 60%.

Cách tính như sau:

Lượng nitơ cần phải bón:

\({{1,4.150.100} \over {60}} = 350\) kg nitơ/ha.

Câu 5 trang 27 SGK Sinh học 11 Nâng cao

Hãy chọn phương án trả lời đúng. Khi lá cây bị vàng (do thiếu chất diệp lục). Nhóm nguyên tố khoáng nào liên quan đến hiện tượng này?

A. P, K, Fe

B. S, P, K.

C. N, Mg, Fe.

D. N, K, Mn.

E. P, K, Mn.

Trả lời:

Đáp án: C

congdong.edu.vn


Giáo trình
Thể loại: Lớp 11
Số bài: 45

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi -hotline@tnn.vn
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến

Giao hàng toàn quốc

Bảo mật thanh toán

Đổi trả trong 7 ngày

Tư vẫn miễn phí