Danh mục menu
Lớp 11 - Sinh học - Nâng cao Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 163 SGK Sinh học 11 Nâng cao

Câu 1 trang 163 SGK Sinh học 11 Nâng cao

Phân biệt sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính.

Trả lời:

Sinh sản hữu tính là hình thức tạo cơ thể mới do có sự kết hợp của hai giao tử (n) mang tính đực (tinh trùng) và tính cái (trứng) thông qua sự thụ tinh.

Sự thụ tinh tạo nên hợp tử (2n) . Hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Nó khác sinh sản vô tính là có giao tử, kết hợp giao tử đực và giao tử cái, thụ tinh tạo thành hợp tử (sinh sản vô tính không có sự kết hợp giữa yếu tố đực với yếu tố cái).

Câu 2 trang 163 SGK Sinh học 11 Nâng cao

Trình bày một chu kì phát triển từ hạt đến hạt. Nêu các hình thức thụ phấn. Tại sao nói thực vật có hoa có sự thụ tinh kép?

Trả lời:

Chu kì phát triển từ hạt đến hạt ở thực vật có hoa:

* Hình thành hạt phấn: Hạt phấn được hình thành từ tế bào mẹ hạt phấn (2n). Mỗi tế bào mẹ khi giảm phân cho 4 hạt phấn đơn bội (n). Bên trong hạt phấn gồm hai tế bào: tế bào dinh dưỡng phấn hoa thành ống phấn, tế bào bé sẽ phát sinh cho hai giao tử đực (tinh trùng).

* Hình thành túi phôi: Mỗi tế bào lưỡng bội nằm gần lỗ thông của noãn phân chia giảm phân cho bốn tế bào con đơn bội. Một trong bốn tế bào sẽ phân chia liên tiếp để tạo nên túi phôi, ba tế bào đơn bội kia tiêu biến dần. Túi phôi chứa noãn cầu đơn bội (n) (trứng) và nhân phụ (2n).

* Thụ phấn: Thụ phấn là quá trình chuyển hạt phấn từ nhị sang đầu vòi nhụy của hoa trên cùng cây (tự thụ phấn), hay rơi trên đầu nhụy một cây khác (thụ phấn chéo).

Sự thụ phấn chéo có thể do tác nhân tự nhiên (gió, nước, sâu bọ) hay nhân tạo (do người).

* Nảy mầm của hạt phấn: Hạt phấn rơi vào đầu nhụy gặp thuận lợi sẽ nảy mầm mọc ra một ống phấn. Ống phấn theo vòi nhụy đi vào bầu nhụy, hai giao tử đực nằm trong ống phấn, được ống phấn mang tới noãn.

* Thụ tinh: Khi ống phấn đến noãn, qua lỗ noãn tới túi phôi, một giao tử đực kết hợp với noãn cầu thành hợp tử 2n, còn giao tử thứ hai kết hợp với nhân phụ 2n để tạo thành nội nhũ 3n.

Ở thực vật bậc cao cả hai giao tử đực đều tham gia vào thụ tinh nên gọi là thụ tinh kép. Sau thụ tinh, noãn biến đổi thành hạt.

Câu 3 trang 163 SGK Sinh học 11 Nâng cao

Nêu những biến đổi chủ yếu khi quả chín.

Trả lời:

Những biến đổi chủ yếu khi quả chín:

Khi quả hạt kích thước cực đại, những biến đổi sinh hóa diễn ra mạnh mẽ.

Có sự biến đổi màu sắc: Diệp lục giảm đi, carôtenôit (gồm carôten và xantôphin) lại được tổng hợp thêm.

Mùi vị xuất hiện do các chất thơm có bản chất este, anđêhit, xêtôn. Các chất ancalôit và axit hữu cơ giảm đi, còn fructôzơ, saccarôzơ tăng lên. Êtilen hình thành.

Khi quả chín, pectat canxi có ở tế bào quả xanh bị phân hủy, các tế bào rời nhau, xenlulôzơ vách tế bào bị thủy phân, làm tế bào của vỏ và ruột quả mềm ra.

Câu 4 trang 163 SGK Sinh học 11 Nâng cao

Trong thực tế đã có ứng dụng nào làm quả chín nhanh hay chín chậm?

Trả lời:

Những ứng dụng làm quả chín nhanh và chín chậm:

- Dùng êtilen (do đất đèn sản sinh ra) làm quả chín nhanh.

- Để nơi lạnh, nơi nhiều C02 làm quả chín chậm.

Câu 5 trang 163 SGK Sinh học 11 Nâng cao

Chọn phương án trả lời đúng.

Trứng được thụ tinh ở:

A. Bao phấn. B. Đầu nhụy,

C. Ống phấn. D. Túi phôi.

Trả lời:

Đáp án: D

congdong.edu.vn


Giáo trình
Thể loại: Lớp 11
Số bài: 45

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi -hotline@tnn.vn
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến

Giao hàng toàn quốc

Bảo mật thanh toán

Đổi trả trong 7 ngày

Tư vẫn miễn phí