Cho bảng số liệu:
Bảng 40.1.Sản lượng dầu thô khai thác qua một số năm
Dựa vào bảng số liệu và các tài liệu do học sinh sưu tầm và giáo viên cung cấp, hãy viết một báo cáo ngắn về sự phát triển của công nghiệp dầu khí ở vùng Đông Nam Bộ theo dàn ý:
- Tiềm năng dầu khí của vùng.
- Sự phát triển của công nghiệp khai thác dầu khí.
- Tác động của công nghiệp khai thác đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.
Trả lời:
a) Tiềm năng dầu khí của vùng
- Dầu khí nước ta có trữ lượng dự báo khoảng 10 tỉ tấn dầu, tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa.
+ Bể trầm tích sông Hồng.
+ Bể trầm tích Trung Bộ.
+ Bể trầm tích cửu Long.
+ Bể trầm tích Nam Côn Sơn.
+ Bể trầm tích Thể Chu - Mã Lai.
- Trong các bể trầm tích trên thì bể trầm tích cửu Long và bể trầm tích Nam Côn Sơn ở Đông Nam Bộ được coi là có trữ lượng lớn nhất và có ưu thế về dầu khí.
- Bồn trũng Cửu Long hiện có một số mỏ dầu khí đang được khai thác:
+ Hồng Ngọc (Ruby).
+ Rạng Đông (Dawn).
+ Bạch Hổ (White Tiger).
+ Rồng (Dragon).
+ Sư Tử Đen - Sư Tử vàng
+ Hàng loạt mỏ dầu khí khác ở các vùng lân cận....
- Bồn trũng Nam Côn Sơn:
+ Mỏ Đại Hùng (Big Bear).
+ Mỏ khí Lan Đỏ.
+ Các mỏ khác như Hải Thạch, Mộc Tinh, Rồng Đôi, Cá Chò đang chuẩn bị khai thác.
b) Sự phát triển công nghiệp khai thác dầu khí
- Hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ngày càng được mở rộng.
- Sản lượng khai thác dầu thô ngày càng tăng, từ 40 nghìn tấn (năm 1986) lên 18.519 nghìn tấn (năm 2005), tăng gấp gần 463 lần.
c) Tác động của công nghiệp khai thác dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ
Tăng cường cơ sở năng lượng cho vùng, phát triển công nghiệp hóa dầu, tạo điều kiện cho công nghiệp của vùng phát triển bền vững và ngày càng đa dạng.
Cho bảng số liệu:
Bảng 40.2. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ (giá so sánh 1994)
(Đơn vị: tỉ đồng)
Vẽ biểu đồ thể hiện giá tri sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ qua các năm trên.Nêu nhận xét.
Trả lời:
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ năm 1995 và năm 2005
b) Nhận xét:
- Giá trị sản xuất công nghiệp giữa các thành phần kinh tế có sự chênh lệch: cao nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tiếp theo la khu vực Nhà nước và thấp nhất là khu vực ngoài Nhà nước.
- So với năm 1995, giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ năm 2005 tăng gấp 3,95 lần (từ 50.508 tỉ đồng năm 1995 lên 199.622 tỉ đồng năm 2005).
+ Khu vực Nhà nước tăng gấp 2,45 lần (từ 19.607 tỉ đồng năm 1995 lên 48.58 tỉ đồng năm 2005 ), thấp hơn mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.
+ Khu vực ngoài Nhà nước tăng gấp 4,7 lần (từ 9.942 tỉ đồng năm 1995 lên 46.738 tỉ đồng năm 2005), cao hơn mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng (3,95 lần).
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất gấp 5,0 lần (từ 20.959 tỉ đồng năm 1995 lên 104.826 tỉ đồng năm 2005), cao hơn mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.