Nhờ các điều kiện thuận lợi nào mà Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi cá và nuôi tôm lớn nhất nước ta?
Trả lời:
- Đồng bằng sông Cửu Long có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, nhiều ao hồ thuận lợi để nuôi cá, tôm nước ngọt.
- Các cửa sông, vùng ven biển, hải triều, rừng ngập mặn, ... có khả năng phát triển nuôi cá, tôm nước lợ, mặn.
Hãy tìm các ví dụ để làm sáng tỏ ý nghĩa kinh tế và sinh thái to lớn của rừng và vai trò của lâm nghiệp.
Trả lời:
- Ý nghĩa kinh tế và sinh thái của rừng:
* Về một kinh tế:
+ Cung cấp gỗ cho con người làm vật liệu xây dựng, cần tạo ra nhiên liệu phục vụ đời sống con người.
+ Tạo ra nguồn nguyên liệu (gỗ và các lâm sản khác) thúc đẩy công nghiệp chế biến gỗ, giấy, sợi phát triển; gỗ trụ mộ.
+ Cung cấp nguồn thực phẩm, dược liệu quý từ rừng phục vụ đời sống con người (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả; nấm hương, mộc nhĩ).
+ Tạo ra cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn phát triển du lịch (xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên).
* Về mặt sinh thái
+ Bảo vệ các động, thực vật quý hiếm, bảo vệ nguồn gen, bảo vệ môi trường sống của các loài động vật.
+ Chống xói mòn đất.
+ Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn.
+ Đầm hào cân bằng nước và cân bằng sinh thái lãnh thổ.
- Vai trò của ngành lâm nghiệp:
+ Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng.
+ Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.
Dựa vào bài 14 (SGK trang 58), hãy nêu các con số chứng minh tài nguyên rừng nước ta bị suy giảm nhiều và đã được phục hồi một phần.
Trả lời:
- Năm 1943, tổng diện tích rừng nước ta là 14,3 triệu ha, độ che phủ 43,0%.
- Đến năm 1983, tổng diện tích rừng giảm xuống còn 7,2 triệu ha, độ che phủ cũng giảm theo còn 22,09%.
- Đến năm 2005, nhờ đẩy mạnh công tác trồng và bảo vệ rừng nên diện tích rừng đã tăng đáng kể và đạt 12,7 triệu ha, độ che phủ tăng lên 38,0%.
- Mặc dù tổng diện tích rừng đang tăng dần lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
Hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên rừng của nước ta.
Trả lời:
Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên rừng của nước ta là do:
- Việc rộng diện tích đất canh tác.
- Chặt phá rừng lấy củi; khai thác quá mức số cho nhu cầu công nghiệp và dân dụng, cho xuất khẩu,...
- Tập quán du canh, du cư: tình trạng đốt nương làm rẫy còn khá phổ biến ở nhiều nơi.
- Cháy rừng.
- Ngoài ra, còn do chiến tranh, xây dựng cơ bản, khai thác- khoáng sản và việc xây dựng các hồ chứa nước lớn cũng làm ngập nhiều diện tích rừng,...
Hãy lập bảng tóm tắt những điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển của hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta theo mẫu trang 105 SGK.
Trả lời:
Những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với nuôi trồng thủy sản:
Dựa vào bảng số liệu 24.2 (SGK trang 103) và tìm thêm tài liệu tham khảo, để so sánh nghề nuôi tôm, nuôi cá ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
Trả lời:
- Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích mặt nước nuôi tôm, nuôi cá lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.
- Người dân có kinh nghiệm và truyền thống nuôi tôm, cá hàng hóa.
- Các dịch vụ nuôi tôm, cá ở Đồng bằng sông Cửu Long; phát triển rộng khắp.
- Sản lượng tôm, cá nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long đều cao hơn Đồng bằng sông Hồng. Năm 2005, so với Đồng bằng sông Hồng, sản lượng tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long gấp 32,1 lần và sản lượng cá nuôi gấp 3,9 lần.
Hãy nêu hiện trạng phát triển trồng rừng và các vấn đề phát triển vốn rừng ở nước ta hiện nay.
Trả lời:
- Hiện trạng trồng rừng:
+ Cá nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa..., rừng phòng hộ.
+ Hằng năm, trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung.
- Các vấn đề phát triển vốn rừng ở nước ta hiện nay:
+ Quản lí chặt chẽ việc khai thác và tăng cường trồng và bảo vệ rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng).
+ Thực hiện chính sách giao đất giao rừng cho rừng hộ gia đình quản lí.
+ Đầu tư phát triển kinh tế rừng ở miền núi, xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp, giúp đồng bào các dân tộc ít người nắm kĩ thuật và phương thức canh tác để đạt hiệu quả kinh tế cao.
+ Giáo dục nâng cao ý thức về bảo vệ rừng trong nhân dân.