Bài 1 trang 219 SGK Vật Lý 12 Nâng cao
Tại sao ở phương án 1, bằng cách dịch chuyển ống quan sát, ta có thể làm cho khoảng vân đạt giá trị \(i = 0,1\) mm. Khi nào thì phải kéo ống quan sát ra và khi nào thì phải đẩy ống quan sát ngược lại ?
Giải
Vân giao thoa tạo bởi hai khe Y - âng nên khi đặt màn quan sát tại bất cứ chỗ nào trong khoảng giao nhau của hai chùm sáng kết hợp, ta đều có được các vân giao thoa.
Trong thí nghiệm phương án 1, ta cần điều chỉnh sao cho khoảng vân \(i\) luôn có giá trị \(i = 0,1\) (mm) nên cần di chuyển ống quan sát sao cho phù hợp với loại ánh sáng đơn sắc trong thí nghiệm.
Do đó :
* Nếu \(i < 0,1\) (mm) thì cần điều chỉnh để tăng D (kéo ống quan sát ra khỏi ống định hướng).
* Nếu \(i > 0,1\) (mm) thì cần điều chỉnh để giảm D ( đẩy ống quan sát vào ống định hướng).
Bài 2 trang 219 SGK Vật Lý 12 Nâng cao
Ở phương án 2:
- Nếu thay đèn laze phát ánh sáng màu đỏ bằng đèn laze phát ánh sáng màu xanh thì hệ vân giao thoa thu được trên màn sẽ thay đổi như thế nào ?
- Nếu mỗi khe trong khe Y- âng được chiếu sáng nhờ một đèn laze riêng biệt phát ánh sáng cùng bước sóng thì hiện tượng trên màn quan sát được sẽ như thế nào ?
Giải
Trong phương án thí nghiệm dùng đèn Laze
a) Nếu thay đèn Laze phát ánh sáng đỏ (\({\lambda _1} = 0,76\mu m\)) có khoảng vân i1 bằng \({{{\lambda _1}D} \over a}\) bằng đèn laze phát ánh sáng màu xanh (\({\lambda _2} < {\lambda _1}\)) có khoảng vân i2 bằng \({{{\lambda _2}D} \over a} < {i_1}\) thì trên màn ảnh ta thấy hệ vân sít lại gần nhau hơn, tuy nhiên vân chính giữa vẫn ở tại 0 không thay đổi.
b) Nếu mỗi khe Y - âng được chiếu sáng bởi một đèn laze riêng biệt phát ánh sáng cùng bước sóng thì hai khe Y - âng cũng không đúng là hai nguồn kết hợp. Do đó trên màn ảnh ta không thu được hệ vân giao thoa mà thay vào đó là sự chồng chập của 2 hệ vân nhiễu xạ qua 2 khe S1 và S2.
congdong.edu.vn