Danh mục menu
Lớp 12 - Hóa học - Nâng cao Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 89, 90 SGK Hóa học 12 Nâng cao

Bài 1 trang 89 SGK hóa học 12 nâng cao.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Polime là hợp chất do nhiều phân tử monome hợp thành.

B. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn.

C. Polime là hợp chất có phận tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên.

D. Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.

Giải:

Chọn A

Bài 2 SGK trang 89 hóa học lớp 12 nâng cao.

Chọn khái niệm đúng:

A. Monome là những phân tử nhỏ tham gia tạo polime.

B. Monome là một mắt xích trong phân tử polime.

C. Monome là các phân tử tạo nên từng mắt xích của polime.

D. Monome là các hợp chất có hai nhóm chức hoặc có liên kết bội.

Giải:

Chọn C.

Bài 3 SGK trang 90 hóa học 12 nâng cao.

Hãy phân biệt các ví dụ sau và cho ví dụ minh họa:

a) Polime thiên nhiên, polime tổng hợp, polime bán tổng hợp.

b) Polime có cấu trúc điều hòa và cấu trúc không điều hòa.

c) Polime mạch phân nhánh và polime mạng không gian.

Giải:

a) Polime thiên nhiên, polime tổng hợp và polime bán tổng hợp.

- Polime thiên nhiên là polime do thiên nhiên tạo ra, có sẵn trong thiên nhiên. Vi dụ: xenlulozo; cao su, tinh bột…

- Polime tổng hợp là polime do con người tổng hợp bằng con đường hóa học. ví dụ:

Nhựa phenolformanđehit, PVC,…

- Polime bán tổng hợp là polime thu được do biến đổi hóa học một phần nào polime thiên nhiên. Ví dụ: Tơ axetat, tơ visco,…

b) Polime có cấu trúc điều hòa và cấu trúc không điều hòa.

- Nếu mắt xích trong mạch polime nối với nhau theo một trật tự nhất định như “đầu nối với đuôi” thì gọi là polime có cấu trúc điều hòa.

- Nếu mắt xích trong mạch polime nối với nhau không theo một trật tự nhất định thì gọi là polime có cấu trúc không điều hòa.

c) Polime mạch phân nhánh và polime không gian.

- Polime mạch phân nhánh: trên mạch polime có những nhánh do mắt xích tạo nên. Ví dụ: amilopectin, glicogen,…

- Polime mạng không gian: giữa các chuối polime có các mắt xích nối với nhau theo dạng mạng không gian. Ví dụ: Cao su lưu hóa, nhựa bakelit,…

Bài 4 SGK trang 90 hóa học 12 nâng cao.

Hãy so sánh phản ứng trùng hợp với phản ứng trùng ngưng (định nghĩa, cấu tạo của monome và phân tử khối của polime so với monome). Lấy ví dụ minh họa.

Giải:

- Giống nhau: cùng tạo ra polime, phân tử khối của polime rất lớn so với monome.

- Khác nhau:

+ Phản ứng trùng hợp và phản ứng cộng hợp liên tục nhiều phân tử rmonome tạo thành polime.

Monome tham gia phản ứng trùng hợp phải có liên kết bội hoặc vòng không bền trong phân tử.

Ví dụ:

+ Phản ứng trùng ngưng là quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớp (polime), đồng thời loại ra các phân tử nhỏ (như \(H_2O\) )…

Monome tham gia phản ứng trùng ngưng phải có chứa ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng tạo liên kết với nhau.

Ví dụ:

Bài 5 SGK trang 90 hóa học 12 nâng cao.

Giải thích các hiện tượng sau:

a) Polime không bay hơi được.

b) Polime không có nhiệt độ nóng chảy nhất định.

c) Nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.

d) Dung dịch polime có độ nhớt cao.

Giải:

a) Polime có cấu trúc phân tử, khối lượng phân tử rất lớn, lực liên kết giữa các nguyên tử monome rất lớn, những lực này vượt xa những lực thông thường của các liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử, khiến các phân tử polime không dễ dàng chuyển động, tách ra ở trạng thái riêng biệt. Vì vậy polime không bay hơi.

b) Chất nguyên chất có nhiệt độ nóng chảy xác định, còn polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định vì mỗi polime thường là 1 hỗn hợp các phân tử với hệ số trùng hợp khác nhau. Vì vậy polime có nhiệt độ nóng chảy dao động trong khoảng nhiệt độ nào đó.

c) Nhiều phân tử polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường vì cấu trúc phân tử polime rất lớn và không đồng nhất hoàn toàn, lực liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử polime rất lớn.

d) Dung dich polime có độ nhớt cao là do phân tử polime có khối lượng phân tử lớn, kích thước lớn, lực liên kết giữa các phân tử lớn nên chúng không thể chuyển động linh hoạt tự do bình thường như các phân tử nhỏ.

Bài 6 SGK trang 90 hóa học 12 nâng cao.

Viết phương trình phản ứng polime hóa các monome sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng.

a) \(C{H_3} - CH = C{H_2};\)

b) \(C{H_2} = CCl - CH = C{H_2};\)

c) \(C{H_2} = CH - CH = C{H_2}\) và \(C{H_2} = CH - CN;\)

d) \(C{H_2}OH - C{H_2}OH\) và \(m - {C_6}{H_4}{(C{\rm{OOH)}}_2}\) (axit isophtalic).

e) \(N{H_2} - CH(C{H_3}) - {\left[ {C{H_2}} \right]_{10}}COOH\).

Giải:

a), b) là phản ứng trùng hợp;

c) là phản ứng đồng trùng hợp;

d), e) là phản ứng trùng ngưng;

Bài 7 SGK trang 90 hóa học 12 nâng cao.

Cho biết các monome dùng để điều chế các polime sau:

Giải:

a) \(C{H_2} = CC{l_2}\)

b) \(C{H_2} = CH - CL\) và

Bài 8 SGK trang 90 hóa học 12 nâng cao.

Hệ số polime hóa là gì? Vì sao phải dùng hệ số polime hóa trung bình?

Tính hệ số polime hóa trung bình của PE, PVC và xenlulozo, biết rằng phân tử khối trung bình của chúng lần lượt là \(420000; 250000; 1620000\).

Giải:

Hệ số polime hóa là một mắt xích monome hợp thành phân tử polime còn gọi là hệ số trùng hợp hay độ trùng hợp. Polime là một hỗn hợp các phân tử với hệ số polime hóa không hoàn toàn như nhau. Vì vậy người ta chỉ khối lượng phân tử trung bình của polime và dùng hệ số polime hóa trung bình.

Ta có:

\(28n = 420000 \Rightarrow {n_{PE}} = {{420000} \over {28}} = 15000\)

\(62,5n = 250000 \Rightarrow {n_{PVC}} = {{250000} \over {62,5}} = 4000\)

\(162n = 1620000 \Rightarrow {n_{xel{\rm{ozo}}zo}} = {{1620000} \over {162}} = 10000\)

                                                                                       congdong.edu.vn


Giáo trình
Thể loại: Lớp 12
Số bài: 40

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi -hotline@tnn.vn
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến

Giao hàng toàn quốc

Bảo mật thanh toán

Đổi trả trong 7 ngày

Tư vẫn miễn phí